Khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; công bố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 89 - 93)

danh mục hồ, ao không được san lấp; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước

Khai thác quá mức làm giảm mực nước ngầm gây nên sụt lún bề mặt đất làm mất ổn định các nền móng công trình dân dụng, gây biến dạng, nứt nẻ mặt đất và gây úng ngập lụt cục bộ. Hiện tượng này đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Luật Tài nguyên nước đã quy định việc khai thác nước dưới đất không được vượt quá giới hạn cho phép khai thác nước dưới đất (gọi là ngưỡng khai thác) nhằm bảo đảm không gây suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sụt, lún đất, tác động xấu đến nguồn nước mặt và môi trường liên quan. Ngưỡng khai thác hợp lý phòng chống sụt, lún đất có thể xem như là một trong những tiêu chuẩn để dựa vào đó đề ra các biện pháp quản lý hiệu quả. Việc thiết lập vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấp nước

sinh hoạt nhằm đảm bảo ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các chức năng khác của nguồn nước. Một số giải pháp cần quan tâm như sau:

- Điều tra, đánh giá thực trạng trữ lượng nguồn tài nguyên nước tại các lỗ khoan thăm dò giai đoạn trước phục vụ xây dựng công trình cấp nước tại chỗ trên địa bàn tỉnh Sơn La. Điều tra thống kê và lập danh mục các giếng khai thác nước dưới đất phải xử lý trám lấp, lập kế hoạch xử lý trám lấp, trám lấp một số giếng ở khu vực xung yếu- phòng tránh nhiễm bẩn nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La. Điều tra, thống kê tổng lượng, đánh giá chi tiết tài nguyên nước mặt phục vụ xây dựng công trình cấp nước tại thành phố Sơn La và các thị trấn.

- Xây dựng các biện pháp bảo vệ phát triển nguồn nước trên các suối, các nguồn nước phát lộ, mó nước sông, trọng tâm là địa bàn các huyện, thành phố đã xả ra ô nhiễm nguồn nước qua nhiều năm như: thành phố Sơn La, Mai Sơn, Mộc Châu, Yêu Châu, Phù Yên, Sông Mã.

- Xây dựng các chương trình bảo vệ vùng sinh thủy.

- Đánh giá khả năng duy trì dòng chảy môi trường, đảm bảo đời sống hệ sinh thái thủy sinh trên một vài vị trí thí điểm tỉnh Sơn La.

- Điều tra đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ cấp nước tại những khu thiếu nước như: Nậm Pàn, Sập Vạt, Suối Tấc, Suối Muội, Nậm Ty.

- Tăng cường biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả khai thác nước của các công trình khai thác sử dụng nước đặc biệt là các công trình thủy lợi về cấp nước tập trung trên cơ sở sử dụng nguồn nước không vượt quá giới hạn cho phép của từng tiểu vùng quy hoạch đã được phê duyệt. - Đối với vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước: Xung quanh vị trí khai thác nước trong vòng bán kính 50m về phía thượng lưu và 2 bờ suối (20m) có các hoạt động khai thác sử dụng nước cho các mục đích khác; nông dân đào ao thả cá và các hoạt động cấy lúa; tính từ vị trí khai thác về phía thượng lưu 1km và 2 bên bờ suối (20m) chủ yếu là đất rừng nông dân đào ao thả cá và các hoạt động cấy lúa, trồng hoa mầu, chăn thả gia súc có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; tính từ vị trí khai thác về phía hạ lưu 100m và 2 bên bờ suối (20m) chủ yếu là đất rừng, và đất nông

nghiệp chỉ có 1 số hoạt động nông nghiệp: Trồng lúa và nuôi cá với diện tích nhỏ, nên không ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác sử dụng nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt; thông báo vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác sử dụng nước đến các cá nhân, tổ chức và các bên liên quan; hướng dẫn các cơ sở khai thác sử dụng nước thực hiện việc xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố; thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

- Các cơ sở khai thác sử dụng nước có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh lấy nước sinh hoạt của nhà máy. Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khác trong vùng bảo hộ vệ sinh lấy nước sinh hoạt của nhà máy nước thì kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo ngay đến chính quyền địa phương gần nhất để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Việc xây dựng hồ chứa phải phù hợp với quy hoạch lưu vực sông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải được khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả, không chia cắt theo địa giới hành chính; việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải bảo đảm an toàn hồ chứa, dòng chảy tối thiểu, không ảnh hưởng đến các mục tiêu, nhiệm vụ của hồ chứa đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực hồ chứa và hạ du hồ chứa. Quy hoạch, xây dựng các công trình, thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ phải không gây thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, phù hợp với sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của hồ chứa và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.3.5. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước

- Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước được thực hiện như sau: + Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm xây dựng phương án, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết

và thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do mình gây ra;

+ Trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương có trách nhiệm xác định rõ nguyên nhân, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố; phối hợp giảm thiểu tác hại do sự cố gây ra; giám sát, đánh giá mức độ suy giảm chất lượng nước, thiệt hại do sự cố gây ra để yêu cầu đối tượng gây ra sự cố bồi thường thiệt hại;

+ Ủy ban nhân dân tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố ô nhiễm nguồn nước có trách nhiệm chủ động tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan trong quá trình ngăn chặn, xử lý sự cố và báo cáo kịp thời với Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái nguồn nước trước mắt, cải thiện, phục hồi chất lượng nước về lâu dài và bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

+ Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố và kinh phí phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt theo kế hoạch quy định tại điểm b khoản 4 Điều 27 Luật tài nguyên nước 2012 do ngân sách nhà nước bảo đảm.

- Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành kế hoạch về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh để quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố và các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước và tham gia ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước (nếu xả ra). Kế hoạch này áp dụng đối với sự cố phát sinh do hoạt động xả chất thải gây ra của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Kế hoạch nêu rõ, trong công tác phòng ngừa sự cố, chủ cơ sở có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo đầy đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết bảo đảm việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố; kiểm tra thường xuyên, áp dụng

biện pháp an toàn theo quy định, có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường. Đối với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thường xuyên tuyên truyền, rà soát nắm bắt thông tin, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở có nguy cơ cao gây ra sự cố môi trường thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó. Theo Kế hoạch, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản. Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố. Sau khi xảy ra sự cố môi trường cần thực hiện các nhiệm vụ khắc phục sự cố như: tiến hành quan trắc, giám sát môi trường sau sự cố; phương án bồi thường thiệt hại, chi phí; kiểm tra đánh giá lại hiện trạng và mức độ ô nhiễm, xem xét thực hiện các hành động can thiệp, phục hồi môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w