Bài học cho tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 55 - 57)

Một là, Khẩn trương rà soát, ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh phù hợp với hệ thống văn bản theo Luật tài nguyên nước năm 2012 và tổ chức triển khai thực hiện văn bản tại địa phương.

Hai là, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi, tuân thủ pháp luật về tài nguyên nước đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến pháp luật về tài nguyên nước đến người dân và tổ chức các lớp tập huấn về pháp luật tài nguyên nước cho cán bộ quản lý chuyên trách về tài nguyên nước ở cấp huyện, cấp xã.

Ba là, Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước để phục vụ công tác quản lý ở địa phương (cần tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: điều tra, thống kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ lụt,

hạn hán; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguyên nước...).

Bốn là, Rà soát để đề xuất bổ sung các khu vực thường xuyên bị hạn hán vào chương trình mục tiêu quốc gia về điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt ở vùng khan hiếm nước. Xây dựng các công trình khai thác nước ngầm để sẵn sàng cấp nước khi hạn hán, thiếu nước sinh hoạt.

Năm là, Tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước giữa Trung ương và địa phương, tập trung vào việc phối hợp giám sát các hoạt động khác, sử dụng nước; chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ việc phòng, chống khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Sáu là, Xây dựng mạng quan trắc giám sát nguồn nước. Phát triển hệ thống giám sát tự động tài nguyên nước bằng kỹ thuật và công nghệ số; thiết bị, công nghệ phục vụ việc điều tra, khảo sát, quan trắc tài nguyên nước được chuyển từng bước sang thế hệ công nghệ số, bảo đảm tự động hóa hầu hết việc thu thông tin, dữ liệu; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, theo thứ tự ưu tiên, trên cơ sở các quy hoạch lưu vực sông đã được phê duyệt; tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA cho tài nguyên nước; chống thất thu thuế tài nguyên nước, phí xả nước thải vào nguồn nước.

Bảy là, Tăng chi ngân sách nhà nước cho công tác quản lý tài nguyên nước; điều tra cơ bản, quy hoạch lưu vực sông. Từng bước xoá bỏ bao cấp trong các dịch vụ cung cấp nước; giá của dịch vụ cung cấp nước được tính đúng, tính đủ trong giá nước và tổ chức thực hiện tốt việc thu tiền nước; trợ cấp cho các đối tượng được ưu tiên sử dụng nước, các đối tượng được hưởng chính sách xã hội trong việc cung cấp nước bằng các loại quỹ riêng, tách hẳn ra khỏi việc hạch toán kinh doanh dịch vụ về nước.

Tám là, Từng bước thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích và trách nhiệm tài chính giữa các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước, quan trọng trên cơ sở hiệu ích tổng hợp về mặt kinh tế- xã hội và môi trường của các công trình khai thác, sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w