thẩm quyền của Tỉnh
Tiếp tục thực hiện tốt Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, chuyển từ phương thức quản lý hành chính đáp ứng nhu cầu sang quản lý nhu cầu và coi sản phẩm nước là hàng hóa, thực hiện quản lý theo lưu vực sông, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh. Nghiên cứu ban hành các quy định sử dụng các công cụ kinh tế trong việc ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm tài nguyên nước, trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xã hội hóa trong việc cung ứng và sử dụng các dịch vụ nước; bảo đảm các tổ chức cung cấp dịch vụ nước có khả năng tự cân đối tài chính, chủ động trong việc duy tu bão dưỡng cơ sở hạ tầng khai thác tài nguyên nước; khuyến khích cộng đồng, các tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ nước, bảo đảm sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu, có hiệu quả và bảo vệ môi trường. Rà
soát, đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực cấp nước sinh hoạt, xả thải chống ô nhiễm nguồn nước, từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định để quản lý tốt hành lang bảo vệ nguồn nước, nâng cao tính pháp lý lĩnh vực cấp nước và đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch cho nhu cầu thiết yếu của con người và sự phát triển kinh tế - xã hội và các hình thức biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất để phòng, chống sụt lún đất.
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, làm rõ sự phân công giữa các sở, ngành, đơn vị, UBND cấp huyện/cấp xã trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Tiếp tục rà soát, bổ sung các văn bản pháp quy khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng khung cơ chế chính sách để động viên nhân dân tham gia vào công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra.