Xây dựng phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 88 - 89)

chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

Kiên quyết đình chỉ sản xuất đối với cơ sơ sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và các đơn vị đã kiểm tra mà không thực hiện về lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường, chỉ cho phép được tiếp tục hoạt động sản xuất sau khi đã khắc phục và hoàn chỉnh được hệ thống xử lý đảm bảo tiêu chuẩn thải theo quy định và các yêu cầu về pháp lý về lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường mới được hoạt động trở lại.

Tuyên truyền rộng rãi về chức năng của sông, suối và vai trò của hành lang bảo vệ nguồn nước tới toàn thể nhân dân trong vùng dự án, các cấp chính quyền địa phương với mục tiêu mọi người dân đều nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước mà chính họ là người sử dụng, từ đó hộ dân tự nguyện tham gia bảo vệ. Các cơ quan truyền thông đại chúng phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về môi trường; xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, phương thức sản xuất cà phê, kinh doanh, chăn nuôi.., nâng cao ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường, trong đó đặc biệt nêu rõ ảnh hưởng của việc sơ chế cà phê theo phương pháp ướt ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước; chất thải của các cơ sở sản xuất chế biến nông sản, chăn nuôi chưa được xử lý đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường đã xả thải gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm...; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tổ chức vận động nhân dân thu gom, xử lý vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, không gây ô nhiễm nguồn nước.Tăng cường công tác vận động nhân dân, phát động phong trào dọn dẹp vệ sinh, thu gom dọn rác thải, khơi thông dòng chảy dọc theo đầu nguồn hang nước lưu vực suối, sông, khu vực đầu nguồn nước, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh trong khu dân cư, trường học, trạm xá, khu dịch vụ, chợ... Nâng cao năng lực giám sát chất lượng và cảnh báo ô nhiễm môi trường: Bổ sung cán bộ giám sát chất lượng môi trường tại các huyện, xã để phát hiện kịp thời sự cố môi trường và ô nhiễm môi trường nhằm cảnh báo với

người dân. Sử dụng các công cụ truyền thông như truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền, cảnh báo đến người dân các sự cố về môi trường và cung cấp số điện thoại để người dân phản ánh các vấn đề môi trường phát sinh tại địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, phòng ngừa và xử lý sạt lở bờ, bãi sông, suối; không khai thác cát, sỏi trái phép làm sạt, lở bờ sông, suối; xây dựng mạng lưới quan trắc, hệ thống cảnh báo và nâng cao năng lực dự báo, phát các bản tin cảnh báo về lũ quét, hạn hán kịp thời tới nhân dân; đào tạo, tập huấn về thiên tai cho cộng đồng dân cư, cho các cơ quan quản lý nhà nước và mọi thành phần kinh tế, tổ chức cùng tham gia lấy phòng ngừa là chính, chủ động ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai nói chung và thiên tai do nước gây ra. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề sạt, lở bờ, bãi sông, suối; vấn đề sụt lún đất; vấn đề lũ, lũ quét, hạn hán, cụ thể: Chấm dứt việc khai thác cát, sỏi trái phép trên dòng sông, suối, đảm bảo dòng chảy và an toàn bờ sông, bờ suối; quản lý chặt chẽ khai thác nước ngầm, xây dựng kế hoạch trám, lấp giếng khoan không sử dụng hoặc không có nước; ban hành và thực hành các phương án phòng chống bão lũ và giảm nhẹ thiên tai trước mùa mưa lũ hàng năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w