Khái niệm về văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 63)

với mỗi công chức nói chung và công chức hành chính nói riêng

Việc TTCV được đảm bảo bởi các yếu tố cụ thể :

- Hệ thống pháp luật quy định các hoạt động của các cơ quan TTCV. - Các thủ tục, quy tắc, luật lệ quy định cách thức tiến hành các nhiệm vụ của các cơ quan HCNN (thủ tục hành chính).

- Con người để thực thi nhiệm vụ.

- Cơ sở vật chất để thực thi nhiệm vụ (công sở, phương tiện,…).

Trong Luật CBCC năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã đưa ra 5 nhóm nguyên tắc cơ bản trong việc TTCV như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;

- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát; - Bảo đảm tính hệ thống thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả; - Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ

2.1.6. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ thực thi công vụ

Trên cơ sở phân tích nội hàm của các khái niệm: văn hóa, trách nhiệm, văn hóa trach nhiệm, thực thi công vụ và công chức hành chính như đã trình bày ở trên, trong phạm vi luận án này, khái niệm VHTN của công chức hành chính trong TTCV được hiểu là một hệ thống các giá trị được hình thành trong quá trình công chức hành chính thực thi bổn phận, trách nhiệm của mình trong nền công vụ.

Quá trình TTCV công chức sẽ căn cứ vào những văn bản pháp lý quy định về trách nhiệm của công chức hay những giá trị đạo đức để đưa ra những quy tắc về bổn phận vai trò của công chức, tạo nên hệ thống các giá trị, góp phần hình thành VHTN trong TTCV của cá nhân đó. Như vậy, “văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ” được hình thành từ chính quá trình công chức

thực thi trách nhiệm công vụ. Trong quá trình thực thi trách nhiệm công vụ, các công chức căn cứ vào các quy định pháp lý và đạo lý để đưa ra quy tắc về bổn phận của mình, hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực chung để đo lường và đánh giá mỗi hành vi công vụ cụ thể. Tuy nhiên các giá trị, chuẩn mực này chỉ trở thành những giá trị văn hóa khi có thể mang đến những tác động tích cực cho nền hành chính, nền công vụ nói chung và được chính nền hành chính, nền công vụ đó thừa nhận.

Nếu chỉ đơn thuần là TTCV đúng các quy định của pháp luật nhằm đạt được các kết quả như mong đợi, đó mới chỉ là hoàn thành trách nhiệm TTCV. Nhưng nếu trong quá trình TTCV đó, công chức có ý thức hình thành nên một hệ thống giá trị riêng của bản thân mình để thông qua đó, khẳng định tính riêng nhất, tính đặc thù, giá trị riêng của cá nhân giữa một môi trường tập thể, đó mới là “văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ”.

Mặt khác, các giá trị trong VHTN trong TTCV của cá nhân cũng phải là những yếu tố hiện hữu, có ý nghĩa lan tỏa đến các cá nhân khác và đến cả tập thể, qua đó, các giá trị này sẽ trở thành một giá trị chung của tập thể. Ngược lại các giá trị “văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ” tồn tại trong tập thể, được tập thể chấp nhận cũng sẽ có ảnh hưởng ngược trở lại với mỗi cá nhân. “Văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ” mang ý nghĩa tự thân cá nhân hơn nhiều hơn, nó gắn liền với ý thức của mỗi cá nhân. Khi việc TTCV của công chức vượt qua ý thức về việc tuân thủ quy định của pháp luật và vượt qua ý thức về việc đạt được kết quả như mong đợi, mà hướng tới việc TTCV để khẳng định và thể hiện các giá trị của bản thân và đạt được kết quả một cách tốt nhất. Đó cũng chính là cách để cá nhân đó hình thành và xây dựng được “văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ” cho chính bản thân mình.

Hiện nay, trong nền hành chính hiện đại, thuật ngữ “văn hóa công vụ” cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và được nhiều nhà quản lý chú ý trong quá trình hoạt động thực tiễn. Nội hàm của hai thuật ngữ “văn hóa công vụ” và “VHTN của công chức hành chính trong TTCV” có sự

giao thoa nhau, vì cùng đề cập đến khía cạnh văn hóa được hình thành và tồn tại trong cơ quan tổ chức nhà nước. Tuy nhiên, thuật ngữ “văn hóa công vụ” gắn liền với tổ chức, thiên về đánh giá văn hóa tổ chức nhiều hơn; trong khi đó thuật ngữ “VHTN của CCHC trong TTCV” gắn với văn hóa của các cá nhân và được hình thành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)