Tính minh bạch là một vấn đề rất đƣợc quan tâm trong thảo luận về chính sách kinh tế trong thập kỷ qua nên có rất nhiều khái niệm đã đƣợc đƣa ra về MBTT tài chính. Theo tổ chức S&P (2002) cho rằng: “Sự minh bạch thông tin là công bố kịp thời và đầy đủ của việc điều hành, hoạt động tài chính của công ty cũng nhƣ các điều lệ quản trị công ty liên quan đến quyền sở hữu, hội đồng quản trị, cơ cấu quản lý và quy trình quản lý”. DiPiazza và Eccles (2002) lại định nghĩa rằng: “Minh bạch là sự bắt buộc sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết cho cổ đông nhằm đƣa ra những quyết định”. Lepădatu and Pîrnău (2009) cho rằng: “Tính minh bạch đề cập đến nguyên tắc tạo ra một môi trƣờng nơi thông tin về tình trạng hiện tại, quyết định và hành động có thể truy cập, hiển thị và dễ hiểu đối với tất cả những ngƣời tham gia thị trƣờng”. Đồng thời, họ cũng khẳng định việc công bố đề cập đến quá trình và phƣơng pháp luận cung cấp thông tin và quyết định chính sách thị trƣờng đƣợc biết đến thông qua việc phổ biến kịp thời và cởi mở. Nhìn chung, có thể định nghĩa về sự công bố MBTT tài chính là quá trình và phƣơng pháp cung cấp các thông tin về
14
tình hình tài chính một cách đầy đủ để tạo ra một môi trƣờng giúp các chủ thể trên thị trƣờng tài chính dễ dàng đƣa ra quyết định.
Các quốc gia lớn đã có rất nhiều quy định về MBTT tài chính. Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) (2002) nhận định minh bạch tài chính là CBTT đúng thời điểm, có ý nghĩa và đáng tin cậy về hoạt động tài chính của công ty đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cƣờng MBTT tài chính. Theo Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu (ECB), minh bạch có nghĩa là ngân hàng trung ƣơng cung cấp cho công chúng và thị trƣờng tất cả các thông tin liên quan về chiến lƣợc, đánh giá và quyết định chính sách cũng nhƣ các thủ tục của ngân hàng một cách cởi mở, rõ ràng và kịp thời.