Khẩu vị rủi ro của các Ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 37 - 39)

1.2.2.1. Khái niệm về khẩu vị rủi ro

“Khẩu vị rủi ro không phải là một khái niệm mới trong lĩnh vực tài chính. Các nhà quản trị ngân hàng luôn coi KVRR là ƣu tiên chính trong việc xác định và tối ƣu hóa danh mục của họ nhằm ứng phó với biến động vĩ mô, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Đối với cơ quan quản lý, họ luôn để ý tới KVRR cả trong điều kiện tốt và xấu của thị trƣờng. Họ luôn thúc đẩy các NHTM phải phát

23

triển tuyên bố rủi ro, thiết lập cơ chế báo cáo và kiểm soát mạnh mẽ, đƣa ra vai trò và trách nhiệm rõ ràng và đảm bảo thiết lập các chính sách và hƣớng dẫn chặt chẽ” - Theo tác giả Đỗ Thu Hằng. Qua đó, đơn giản có hiểu các loại rủi ro và mức độ mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận nhằm đạt mục tiêu kinh doanh và phù hợp với kế hoạch đƣợc đề ra.

1.2.2.2. Khung khẩu vị rủi ro

Theo EY (2015), khung KVRR đƣợc cho rằng: “ Việc xây dựng dựa trên phân tích, đánh giá các nhân tố môi trƣờng bên ngoài nhƣ các yếu tố kinh tế vĩ mô, môi trƣờng kinh doanh, áp lực cạnh tranh và các nhân tố bên trong nhƣ chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch tài chính, kỳ vọng của cổ đông và các bên liên quan. Một trong những yêu cầu đảm bảo khung quản lý rủi ro đƣợc hoàn thiện cũng nhƣ phù hợp với thông lệ quốc tế, đó là mỗi một ngân hàng cần ban hành khung khẩu vị rủi ro thể hiện các loại rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận để đạt mục tiêu chiến lƣợc, trong đó không thể thiếu vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tại NH. Việc xây dựng, triển khai và giám sát KVRR cần đƣợc thực hiện thống nhất từ Hội đồng Quản trị đến các bộ phận chức năng và toàn thể cán bộ nhân viên”.

Theo Aven (2013) nội dung tuyên bố khẩu vị rủi ro bao gồm ba giai đoạn phát triển chính nhƣ sau:

- Phƣơng pháp cơ bản (Phân tích định tính) đƣợc Aven cho rằng : “Tuyên bố về KVRR là dựa trên các Tuyên bố định tính, do các cơ quan chủ quản hoặc các ràng buộc về xếp hạng- nó có thể không thống nhất với các kế hoạch tài chính, kế hoạch kinh doanh, quản lý hiệu quả hoạt động, quản lý hạn mức và các mục tiêu chiến lƣợc của ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều phát triển từ giai đoạn đầu này - giai đoạn đƣợc đặc trƣng bởi các dữ liệu rủi ro nội bộ và dữ liệu tài chính tối thiểu, thiếu các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro và vốn và một quy trình lập kế hoạch đơn giản”.

- Phƣơng pháp trung cấp (phân tích định lƣợng và định tính): “Cách tiếp cận Trung cấp phù hợp với các ngân hàng có/ hoặc đang trong quy trình thực

24

hiện Basel II với các phƣơng pháp đo lƣờng vốn và rủi ro phức tạp hơn và có sẵn nhiều dữ liệu tài chính và dữ liệu rủi ro hơn. Trong phƣơng pháp này, các Tuyên bố định tính đƣợc hỗ trợ bởi phân tích định lƣợng dựa trên các dữ liệu nội bộ và so sánh đối chuẩn với các nhóm tƣơng đƣơng. Một số các dữ liệu lịch sử và dữ liệu đã dự đoán quan trọng cần có là kết cấu của các khoản thu nhập và lợi nhuận, các tài sản có rủi ro hoặc phân phối xếp hạng, giá trị RC/EC, giá trị VaR, phân phối EL và UL… Một trong những nhƣợc điểm chính của phƣơng pháp này là chƣa có quan điểm tổng hợp các loại rủi ro khác nhau, chủ yếu là do hạn chế của dữ liệu (tƣơng quan) và hệ thống.” - Phƣơng pháp tiên tiến (phân tích dựa trên mô phỏng): “Cách tiếp cận tiên

tiến dựa trên mô phỏng của bảng cân đối và các khoản thu nhập trong khoảng thời gian cụ thể dựa trên một loạt các kịch bản giả định. Kết quả mô phỏng có thể đƣợc sử dụng để xác định các yếu tố rủi ro, đây là một nguồn rủi ro cho các biến động lợi nhuận không thể chấp nhận. Phƣơng pháp mô phỏng phụ thuộc nhiều vào rủi ro phức tạp, vốn và cơ sở hạ tầng tài chính (finance infrastructure) và khả năng xây dựng mô hình; dữ liệu nội bộ; xây dựng mô hình kinh tế cho các yếu tố rủi ro hệ thống; và ƣớc tính các biến động lợi nhuận”.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 37 - 39)