Lựa chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 49)

Đề tài có hai mục tiêu chính là (1) Xây dựng bộ chỉ số MB&CBTT và (2) Đo lƣờng tác động của mức độ minh bạch thông tin tới hành vi chấp nhận rủi ro của các NHTM Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu thứ nhất, nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu gồm 25 NHTM tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2019. Số liệu để tiến hành xây dựng bộ chỉ số đƣợc chúng tôi tổng hợp từ các bản BCTN và BCTC hợp nhất đƣợc công bố trên các trang web chính thức của các ngân hàng trong giai đoạn 2009 – 2019. Trong 25 ngân hàng nhóm lựa chọn để tiến hành nghiên cứu, ngân hàng chiếm 100% vốn nhà nƣớc có 1 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần sở hữu vốn nhà nƣớc trên 50% gồm có Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank). Các ngân hàng còn lại đều đƣợc hoạt động dƣới hình thức của NHTMCP.

35

Để thực hiện mục tiêu thứ hai, nhóm nghiên cứu tiến hành đo lƣờng mức độ tác động dựa trên bộ chỉ số đƣợc xây dựng và tính toán ở mục tiêu thứ nhất. Dữ liệu mẫu nghiên cứu của mục tiêu này chúng tôi vẫn sử dụng số liệu của 25 ngân hàng ở mục tiêu trên trong giai đoạn 2009 – 2019.

2.2. PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ THÀNH PHẦN

Cũng nhƣ nghiên cứu của Chen, Zhao và Wang (2018), nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS để đánh giá sự ảnh hƣởng của độ MBTT tài chính và các đặc điểm của ngân hàng tới mức độ chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã bổ sung và mở rộng các biến trong mô hình để phù hợp với chủ đề nghiên cứu.

Đối với chỉ số tổng hợp về tính minh bạch, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phƣơng pháp tiếp cận tạo ra danh sách các khoản mục cần thiết đối với thông tin đƣợc công bố trong báo cáo ngân hàng. Vì minh bạch CBTT là một biến không thể quan sát trực tiếp đƣợc, nên số lƣợng các khoản mục đƣợc công bố đóng vai trò đại diện cho việc tiết lộ tính minh bạch. Nhóm nghiên cứu đặt điểm 1 nếu thông tin đƣợc tiết lộ và điểm 0 nếu không, mà không xác minh độ chính xác thông tin đƣợc cung cấp trong các báo cáo tài chính. Nhiều nghiên cứu trong quá khứ cũng có phƣơng pháp tiếp cận tƣơng tự nhƣ Dey, Hossain và Rezaee (2018) đã đo lƣờng chỉ số minh bạch bằng ba chỉ số phụ tín dụng, thị trƣờng và lãi suất với nhóm 30 khoản mục thông tin cần tiết lộ. Hay nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng và các cộng sự (2019) để mở rộng chỉ số DISC đƣợc đề xuất bởi Baumann và Nier (2003) bằng cách thêm các yếu tố khác để tính đến toàn bộ thông tin đƣợc công bố bởi các ngân hàng.

Nhóm xét thấy ngoài số lƣợng các khoản mục đƣợc công bố, còn có 3 yếu tố quan trọng khác khi xây dựng bộ chỉ số minh bạch này là mức độ cập nhật, độ tin cậy và độ phủ sóng của thông tin. Vì thế nhóm nghiên cứu đã đo lƣờng chỉ số CBTT tổng thể theo 4 nhóm yếu tố trên với tỷ trọng bằng nhau và trong mỗi nhóm yếu tố lại có một số chỉ số phụ.

36

RDIit = 4𝑗 =1𝑆𝑗𝑖𝑡 𝑁

Trong đó RDIit là chỉ số tổng hợp về tính minh bạch của ngân hàng i trong giai đoạn t, N là số thứ tự của các khía cạnh thông tin đánh giá và bằng 4, S jit là chỉ số trung gian của khía cạnh thông tin j của ngân hàng i trong giai đoạn t.

Bảng 2.1. Chỉ số cung cấp đầy đủ thông tin

Điểm tối đa

DISC

S1: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn 1

S2: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề 1

S3 :Cơ cấu tín dụng theo loại tiền 1

S4: Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng 1

S5: Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ 1

S6: Cơ cấu chứng khoán theo loại hình 1

S7: Các công cụ tài chính phái sinh và tài sản tài chính khác 1 S8: Cơ cấu chứng khoán theo mục đích nắm giữ 1

S9: Cơ cấu tiền gửi theo thời hạn 1

S10: Cơ cấu tiền gửi theo đối tƣợng 1

S11: Vốn trên thị trƣờng tiền tệ 1

S12: Vốn dài hạn: trái phiếu 1

S13: Cơ cấu quỹ 1

S14: Cơ cấu vốn 1

S15: Nợ tiềm tàng 1

S16: Tài sản ngoại bảng 1

S17: Thu nhập ngoài lãi 1

S18: Dự phòng rủi ro cho vay 1

S19: Giá trị tài sản thế chấp cầm cố 1

S20: Tổng giá trị bất động sản nhận thế chấp 1

37

S22: Thông tin về cơ cấu sở hữu 1

S23: Thông tin về cổ đông lớn 1

S24: Thông tin về Ban điều hành 1

S25: Thông tin về Ban kiểm soát 1

S26: Thông tin về các công ty con, công ty liên kết 1

S27: Số lƣợng nhân viên 1

S28: Số lƣợng chi nhánh 1

S29: Tổng quỹ lƣơng và phụ cấp 1

S30: Định hƣớng phát triển 1

S31: Báo cáo tác động liên quan đến môi trƣờng và xã hội 1

UPDATE S32: Mức độ cập nhật của thông tin 2

S33: Thời điểm công bố thông tin 1

CRED

S34: Kiểm toán 2

S35: Chuẩn mực kế toán 1

S36: Niêm yết chứng khoán 1

S37: Thông tin tài chính đƣợc điều chỉnh bởi lạm phát 1

ACCESS

S38: Thông tin đƣợc công bố trên Website 1

S39: Xếp hạng tín nhiệm 2

S40: Công bố thông tin bằng tiếng Anh 1

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Nhìn chung, với bộ chí số đƣợc đo lƣờng nhƣ bảng trên , mức độ minh bạch thông tinh của các ngân hàng sẽ đến mức cao nhất khi đạt đƣợc 1,075 điểm.

2.2.1. Chỉ số cung cấp đầy đủ thông tin

Theo Perrini và Tencati (2006), chỉ số cung cấp thông tin đầy đủ là thông tin trong BCTC ngoại trừ phần Thuyết minh có bản chất định lƣợng và các yếu tố của thông tin phi tài chính. Các tiêu chí phi tài chính bao gồm chất lƣợng quản lý rủi ro, quản trị ngân hàng, chiến lƣợc kinh doanh, chất lƣợng quản lý; tác động đến xã hội

38

và môi trƣờng. Những yếu tố này cho phép các bên liên quan hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng, chiến lƣợc và triển vọng tăng trƣởng của ngân hàng.

Trên cơ sở chỉ số thứ 3 của Baumann và Nier (2003) gồm 17 tiêu chí, nhóm nghiên cứu đã bổ sung 14 tiêu chí phụ mới trong chỉ số trung gian đƣa tổng số tiêu chí lên 30. Đối với tất cả các chỉ mục phụ, 1 đƣợc chỉ định nếu phần tử tƣơng ứng tồn tại trong báo cáo hàng năm của ngân hàng và 0 - trong các trƣờng hợp khác. Bằng cách tổng hợp 31 chỉ số phụ, chúng tôi xây dựng chỉ số trung gian về tính đầy đủ thông tin, sẽ đƣợc gọi là DISC. Chỉ số trung gian đƣợc tính nhƣ sau:

DISCit = 1

31 (FREit + NFREit) (1)

Trong đó FREit là tiêu chí tài chính đƣợc công bố bởi ngân hàng i trong giai đoạn t. NFREit là các tiêu chí phi tài chính đƣợc công bố bởi ngân hàng i trong giai đoạn t:

DISCit = 1

31 ( 20𝑖=1si+ 31𝑖=21 si) (2) DISCit = 1

31 31𝑘=1skit (3)

Trong đó DISCitlà chỉ số trung gian về tính đầy đủ thông tin của ngân hàng i trong giai đoạn t.

2.2.2. Chỉ số cập nhật thông tin

Việc cập nhật thông tin tới công chúng thƣờng xuyên rất quan trọng để công chúng nắm bắt đƣợc đầy đủ thông tin. Đó là lý do tại sao nhóm nghiên cứu giới thiệu chỉ số phụ về tần suất CBTT và đƣợc xây dựng nhƣ sau:

Chỉ số trung gian của cơ hội thông tin đƣợc gọi là UPDATEit, và đƣợc tính nhƣ sau:

UPDATEit =1

2 33𝑘=32skit (4)

Trong đó UPDATEit là chỉ số trung gian về mức độ cập nhật thông tin của ngân hàng i trong giai đoạn t. 2 đƣợc gán cho s32 nếu ngân hàng công bố bản báo cáo hàng quý, 1 đƣợc chỉ định nếu ngân hàng chỉ xuất bản báo cáo sáu tháng và 0 -

39

trong các trƣờng hợp khác. Chỉ số s33 đo lƣờng việc công bố BCTC hàng năm của ngân hàng, s32 nhận giá trị 1 nếu ngân hàng công bố BCTC hàng năm trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính, nhận giá trị 0 nếu công bố muộn hơn 90 ngày.

2.2.3. Chỉ số về độ tin cậy thông tin

Dựa trên bốn tiêu chí đã đƣa ra trong nghiên cứu trƣớc đây: kiểm toán, chuẩn mực kế toán , niêm yết trên sàn chứng khoán và giá trị tài khoản kế toán đƣợc điều chỉnh theo lạm phát. Bushman và cộng sự (2004) cho rằng chất lƣợng kiểm toán là thƣớc đo độ tin cậy của công bố tài chính. Nhóm nghiên cứu phân loại bốn công ty kiểm toán uy tín trên thế giới trong nhóm Big 4, bao gồm:

 Deloitte

 Ernst and Young (EY)

 KPMG

 Pricewaterhouse Coopers (PwC).

Do đó, nhóm nghiên cứu phân biệt các ngân hàng đƣợc kiểm toán bởi một công ty kiểm toán thuộc Big 4, với các ngân hàng đƣợc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán khác. Việc giới thiệu chỉ tiêu Kiểm toán đƣợc dựa trên cơ sở: tầm quan trọng của chức năng kiểm toán nhƣ một sự đảm bảo về độ tin cậy của các công bố do ngân hàng thực hiện; và ngân hàng đƣợc kiểm toán bởi một công ty Big 4 sẽ minh bạch hơn so với ngân hàng đƣợc kiểm toán bởi một công ty kiểm toán nằm ngoài Big 4.

Đối với thông lệ kế toán đƣợc áp dụng, nhóm phân biệt hai loại tiêu chuẩn kế toán đƣợc ngân hàng áp dụng: chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và tiêu chuẩn quốc tế (IFRS). Theo Patel et al. (2003), một ngân hàng áp dụng các tiêu chuẩn IFRS minh bạch hơn một ngân hàng áp dụng các tiêu chuẩn địa phƣơng hay của quốc gia.

Ngoài ra, một ngân hàng có niêm yết chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về công bố thông tin của UBCKNN. Thông tin này sẽ đƣợc kiểm tra khắt khe hơn bởi cơ quan quản lý và cả nhà đầu tƣ.

40

Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu giới thiệu chỉ số ngân hàng có niêm yết chứng khoán vào nhóm chỉ số về độ tin cậy của thông tin.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu sử dụng tiêu chí “Các thông tin tài chính đƣợc điều chỉnh theo lạm phát”. Các thông tin này phản ánh chân thực hơn tình hình hoạt động của ngân hàng. Do đó, một ngân hàng công bố các thông tin tài chính hàng năm đƣợc điều chỉnh bởi lạm phát sẽ minh bạch hơn một ngân hàng không thực hiện. Đề xuất này thống nhất với nghiên cứu của Patel et al. (2003), cho thấy sự điều chỉnh bằng lạm phát là một tiêu chí của tính minh bạch của công ty. Chỉ số trung gian của độ tin cậy thông tin đƣợc đƣa ra chi tiết dƣới đây:

Chỉ số trung gian đƣợc đề cập ở trên đƣợc xây dựng bằng cách tổng hợp thông tin của bốn chỉ số phụ, cụ thể là Kiểm toán, Chuẩn mực kế toán, niêm yết chứng khoán và thông tin tài chính đƣợc điều chỉnh theo lạm phát. Chỉ số trung gian đƣợc tính toán nhƣ sau:

CREDit = 1

4 37𝑘=34skit (5)

Trong đó CREDit là chỉ số trung gian về độ tin cậy thông tin của ngân hàng i trong giai đoạn t. Chúng tôi gán 0 cho S34 nếu ngân hàng không công bố danh tính của công ty kiểm toán, 1 - nếu ngân hàng đƣợc kiểm toán bởi một công ty không thuộc nhóm công ty kiểm toán Big 4. Cuối cùng, 2 đƣợc chỉ định nếu ngân hàng đƣợc kiểm toán bởi Big 4. Nhóm sẽ chỉ định 1 cho S35 nếu ngân hàng áp dụng các tiêu chuẩn IFRS và 0 trong các trƣờng hợp còn lại. S36 nhận giá trị bằng 1 nếu ngân hàng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, và 0 trong trƣờng hợp chƣa niêm yết. Đồng thời, chỉ tiêu S37 bằng 1 nếu ngân hàng công bố các thông tin tài chính hàng năm đƣợc điều chỉnh theo lạm phát và 0 trong các trƣờng hợp khác.

2.2.4. Chỉ số về tiếp cận thông tin

Dù các ngân hàng CBTT một cách đầy đủ, cập nhật đúng thời điểm nhƣng nếu công chúng không tiếp cận đƣợc thì vẫn sẽ mất mục đích của việc CBTT. Để đo lƣờng khả năng tiếp cận thông tin, nhóm tác giả đã phân biệt thông tin đƣợc công bố bao gồm thông tin công khai và thông tin riêng lẻ. Thông tin công khai là loại

41

thông tin đầu tiên đƣợc công bố trong trong các báo cáo của ngân hàng. Thông tin riêng lẻ là các loại thông tin khác không đƣợc công bố rộng rãi cho công chúng mà chỉ dành riêng cho một nhóm ngƣời dùng thông tin hạn chế, chẳng hạn nhƣ các cổ đông lớn, nhà phân tích tài chính hoặc cơ quan xếp hạng. Trong các đối tƣợng này, công chúng có thể dựa vào đánh giá bởi các tổ chức xếp hạng vì các ngân hàng đƣợc xếp hạng cao có thể dễ dàng tiếp cận thị trƣờng tài chính quốc tế hơn so với các ngân hàng khác. Trên các tiêu chí đó, chúng tôi xem xét hai chỉ tiêu phụ đo lƣờng khả năng tiếp cận thông tin theo cả hai kênh đƣợc chọn nhƣ sau:

 Thông tin trên website.

 Thông tin của các cơ quan xếp hạng đƣợc chia thành ba loại: Cơ quan xếp hạng quốc gia; Cơ quan xếp hạng khu vực; Cơ quan xếp hạng quốc tế.

Ngoài ra, với lƣợng vốn đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam gia tăng trong những năm gần đây, việc CBTT vào Tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác để phục vụ nhà đầu tƣ quốc tế và các tổ chức xếp hạng quốc tế cũng rất quan trọng.

Chỉ số trung gian về khả năng tiếp cận thông tin đƣợc trình bày chi tiết nhƣ sau:

Chỉ số trung gian đƣợc đề cập ở trên đƣợc xây dựng bằng cách tổng hợp thông tin của cả ba chỉ tiêu phụ của bao gồm công bố thông tin trên Website và có tổ chức đánh giá xếp hạng và CBTT bằng Tiếng Anh . Chỉ số ACCESS đƣợc tính nhƣ sau:

ACCESSit = 1

3 40𝑘=38skit (6)

Trong đó ACCESSit là chỉ số trung gian về khả năng tiếp cận thông tin của ngân hàng i trong giai đoạn t. Chúng tôi chỉ định 1 nếu ngân hàng công khai các báo cáo hàng năm trên trang Web của mình và 0 trong tất cả các trƣờng hợp khác. Chúng tôi chỉ định 2 nếu ngân hàng đƣợc đánh giá bởi một cơ quan quốc tế; 1 đƣợc chỉ định nếu ngân hàng đƣợc đánh giá bởi một cơ quan khu vực và 0 trong tất cả các trƣờng hợp khác. Một ngân hàng sẽ nhận điểm 1 nếu có công bố thông tin bằng Tiếng Anh và, 0 nếu không có công bố tiếng Anh.

42

2.2.5. Xây dựng chỉ số tổng hợp

Chỉ số tổng hợp về MB&CBTT của ngân hàng đƣợc gọi là „TRANS‟ và đƣợc tính theo công thức: RDIit = 𝑆𝑗𝑖𝑡 4 𝑗 =1 𝑁 (7)

Trong đó RDIit là chỉ số tổng hợp về tính minh bạch của ngân hàng i trong giai đoạn t, N là số thứ tự của các khía cạnh thông tin đánh giá và bằng 4, S jit là chỉ số trung gian của khía cạnh thông tin j của ngân hàng i trong giai đoạn t,

RDIit = 𝐷𝐼𝑆𝐶𝑖𝑡 + 𝑈𝑃𝐷𝐴𝑇𝐸𝑖𝑡 + 𝐶𝑅𝐸𝐷𝑖𝑡 + 𝐴𝐶𝐶𝐸𝑆𝑆𝑖𝑡 𝑁 (8) RDIit = 1 31 31𝑘=1𝑆𝑘𝑖𝑡 + 12 33𝑘=32𝑆𝑘𝑖𝑡 + 14 37𝑘=34𝑆𝑘𝑖𝑡 + 13 40𝑘=38𝑆𝑘𝑖𝑡 𝑁 (9)

Khi phát triển chỉ số tổng hợp, nhóm nghiên cứu xem xét rằng bốn khía cạnh của thông tin công bố (mỗi chiều đƣợc đo bằng chỉ số trung gian tƣơng ứng) có cùng mức độ quan trọng để giải thích tính minh bạch.

Trên cơ sở các nguồn thông tin đƣợc công bố trên các BCTN, BCTC và BCQT của 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 – 2019, nhóm nghiên cứu đã tính toán các chỉ số thành phần và từ đó tính toán chỉ số tổng hợp về MB&CBTT của các NHTM Việt Nam.

2.3. Mức độ công bố thông tin minh bạch và công bố ngân hàng (RDI) 2.3.1. Mức độ công bố thông tin của toàn ngành ngân hàng 2.3.1. Mức độ công bố thông tin của toàn ngành ngân hàng

Mức độ CBTT chung của hệ thống NHTM Việt Nam đã có những sự chuyển biến rõ rệt trong giai đoạn 2009 – 2019. Mức độ MBTT đã có những sự cải thiện đáng kể về cả số lƣợng và chất lƣợng thông tin đƣợc công bố đến đại chúng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 49)