Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của công bố thông tin tới chấp nhận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 43 - 48)

rủi ro của ngân hàng

1.3.3.1. Nghiên cứu quốc tế

Nghiên cứu của nƣớc ngoài về chủ đề cùng tên, tiêu biểu là của Wang và các cộng sự (2018) đã thu thập dữ liệu từ 90 NHTM trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015, để xét sự thay đổi trƣớc và sau 3 năm kể từ khi Quy định mới về CBTT đƣợc ban hành. Tác giả đã sử dụng Zscore để đo lƣờng sự lành mạnh của NHTM và 21 chỉ số từ dữ liệu Bankscope để tính RDI, chỉ số rủi ro công bố của doanh nghiệp. Nghiên cứu còn sử dụng thêm những biến về mức độ sở hữu của chính phủ Govern, tình trạng IPO - LIST, Tổng tài sản - SIZE, tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA,

29

tỉ lệ trích lập dự phòng - PCR, tỷ lệ an toàn vốn - CAR, hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản - ETA, tổng sản phẩm nội địa - GDP, tỷ lệ dự trữ bắt buộc - RRR để đo lƣờng mức độ tác động của các biến đến rủi ro CBTT của NHTM Trung Quốc. Ta có thể thấy sự thay đổi mạnh mẽ của RDI khi tăng từ 0.595 lên 0.712 từ 2012 – 2014 trong khi chỉ số này duy trì khá bền vững ở giai đoạn 2008 đến 2012, cho thấy quy định này đã cải thiện mức độ CBTT của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi Trung Quốc triển khai hệ thống bảo hiểm tiền gửi các nhà đầu tƣ sẽ để ý nhiều hơn đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, hệ số Govern không có ảnh hƣởng rõ ràng vì khi chính phủ nắm giữ cổ phần ngân hàng sẽ tăng cƣờng giám sát, trong khi đó các các khoản nợ xấu sẽ đồng thời tăng và ảnh hƣởng của hệ số này lên sự ổn định của ngân hàng là không chắc chắn, ngoài ra chính phủ sẽ sẵn sàng cứu trợ các ngân hàng mặc dù không sở hữu cổ phần.

Bên cạnh đó nghiên cứu của Natalia và cộng sự (2018) đã phân tích về rủi ro danh tiếng tác động đến giá trị và yếu tố bền vững tài chính của NHTM. Rủi ro danh tiếng là 1 trong những rủi ro đáng kể ảnh hƣởng đến độ tin cậy và uy tín của các NHTM. Để đánh giá đƣợc tác động của rủi ro này, tác giả đã sử dụng mô hình dựa trên Bayesian Networks và phân tích dữ liệu mở, đánh giá tổn thất của các ngân hàng thƣơng mại bằng hàm phân phối chuẩn và kiểm định Monte-Carlo. Các tiêu chí để đánh giá bao gồm: “lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, giá trị lợi thế thƣơng mại, tỷ lệ nguồn tài sản không đảm bảo, tỷ lệ tài sản rủi ro, tỷ trọng tài sản sinh lời trong tài sản ròng, tỷ lệ hiệu quả của nợ phải trả, tỷ lệ rủi ro trong hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dƣ nợ cho vay, tỷ lệ cấp vốn và chỉ số độ tin cậy về uy tín kinh doanh của ngân hàng”.

Ngoài ra nghiên cứu của Alshatti (2015) sử dụng dữ liệu của 13 NHTM tại Jordan trong giai đoạn 2005-2012 để phân tích ảnh hƣởng của việc quản lý thanh khoán đối với khả năng sinh lời. Nghiên cứu đã sử dụng các chỉ số nhƣ: “hệ số đầu tƣ, hệ số thanh toán nhanh, hệ số vốn, cơ sở tín dụng ròng trên tổng tài sản và tỷ lệ tài sản lƣu động để diễn tả khả năng thanh khoản trong khi đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trên tổng tài sản dùng để diễn tả khả năng sinh lời. Thông

30

qua kiểm nghiện ADF, nghiên cứu cho thấy sự gia tăng của hệ số thanh toán nhanh và hệ số đầu tƣ của các nguồn vốn khả dụng dẫn đến sự gia tăng khả năng sinh lời, trong khi tỷ suất vốn và tài sản lƣu động tăng lên dẫn đến sự sụt giảm của của khả năng sinh lời của NHTM”.

1.3.3.2. Nghiên cứu trong nước

Về nghiên cứu trong nƣớc, nhóm đã tìm ra đƣợc một số bài nghiên cứu đi trƣớc có chứa đựng các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ minh bạch và sức khỏe của ngân hàng thông qua mức độ chịu đựng rủi ro.

Nghiên cứu của Đỗ Thu Hà (2020) nhận thấy việc xây dựng khung khẩu vị rủi ro tại Việt Nam khá mới mẻ và chỉ đƣợc quan tâm khi thực hiện triển khai Basel II, các NHTM Việt Nam cần xây dựng 1 khung khẩu vị rủi ro về nguyên tắc quản trị, về tuyên bố cấp cao về khẩu vị rủi ro, về xây dựng các chỉ số rủi ro chính và xác định mức giới hạn cho mỗi chỉ số rủi ro chính. Hầu hết các NHTM Việt Nam đã xác định đƣợc rủi ro trọng yếu, các rủi ro truyền thống vẫn đƣợc phân bổ mạnh còn rủi ro danh tiếng chỉ có 25% đƣợc xây dựng chiến lƣợc và riêng rủi ro về chiến lƣợc vẫn chƣa đƣợc quản lý. Về tuyên bố về khẩu vị rủi ro cấp cao, chủ yếu chỉ là tuyên bố định tính, chƣa có nhiều về những tuyên bố định lƣợng do Việt Nam đang triển khai những bƣớc đầu tiên của Basel II. Trong quá trình xây dựng mức chịu rủi ro, nhóm các NHTM thực hiện theo quy định Basel triển khai khá tốt ở mức 50% và tích hợp đƣợc vào HĐKD của mình. Đỗ Thu Hà (2020) cũng đƣa ra khuyến nghị cần đánh giá cẩn trọng các hoạt động về việc đo lƣờng rủi ro, triển khai khẩu vị rủi ro gắn với HĐKD của ngân hàng và cần có sự điều chỉnh trong quản lý và điều hành thông qua điều chỉnh chiến lƣợc, chính sách và quy trình về quản lý rủi ro trên cơ sở khẩu vị rủi ro, cuối cùng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp dựa trên chính khẩu vị rủi ro của chính nhtm.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong (2020) đƣợc thu thập từ BCTN của 27 NHTM từ 2008 đến 2018 và dữ liệu kinh tế vĩ mô gồm tốc độ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ lạm phát. Trong mô hình, Zscore đƣợc sử dụng là biến phụ thuộc đƣợc lấy làm

31

biến đo lƣờng khả năng phá sản của các NHTM. Biến độc lập sẽ là những biến định lƣợng bao gồm nhƣ: “Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ suất vốn hóa thị trƣờng, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ đòn bẩy, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát”. Nhận thấy rằng có sự chênh lệch trong khả năng phá sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu khi Zscore nhận giá trị bình quân là 24.84 với độ lệch chuẩn bằng 11.93, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lƣợt là 2.71 và 75.81. Kết quả hồi quy cho thấy, Zscore càng lớn thì mức độ ổn định của ngân hàng càng cao, NPL và SIZE có mối tƣơng quan ngƣợc chiều với chỉ số Zscore có nghĩa là đồng biến với khả năng phá sản của ngân hàng còn trong khi đó biến CPA có mối quan hệ nghịch biến với Zscore.

32

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Về định nghĩa về sự công bố MBTT tài chính là quá trình và phƣơng pháp cung cấp các thông tin cần thiết một cách đầy đủ để tạo ra một môi trƣờng giúp các chủ thể trên thị trƣờng tài chính dễ dàng đƣa ra quyết định. Để đƣa ra tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch có những nghiên cứu tiền đề đã sử dụng hệ thống tiêu chuẩn BCTC quốc tế IFRS và nguyên tắc quản trị OECD để đo lƣờng mức độ MBTT tài chính của các doanh nghiệp.

Rủi ro là những tổn thất bất ngờ xảy ra hay hiện tại rủi ro là những bất lợi mà ta có thể đo lƣờng hay dự đoán và hạn chế đƣợc. Có nhiều cách phân loại rủi ro và căn cứ vào những nguyên nhân gây tổn thất có thể chia rủi ro trong NHTM thành các nhóm sau: “Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động, rủi ro tập trung, rủi ro ngoại bảng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái”.

Trong chƣơng 1, nhóm cũng đã chỉ ra đƣợc một trong những tác động của CBTT đến hành vi chấp nhận rủi ro của NHTM là thông tin bất cân xứng. Để hạn chế bất cân xứng thông tin trên TTCK có hai giải pháp chính là phát tín hiệu và sàng lọc. Trên TTCK, phát tín hiệu là giải pháp yêu cầu các DNNY cần phải thể hiện cho nhà đầu tƣ thấy đƣợc giá trị thƣơng hiệu, hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển.

Với những bài nghiên cứu đã nêu ra trong chƣơng 1, các tác giả đi trƣớc đều đƣa ra các nhân tố thƣờng có mức độ ảnh hƣởng đến rủi ro của các NHTM là những biến vi mô nhƣ CAR, NPL, SIZE, ROA, ROE, ETA, … và các biến vĩ mô nhƣ GDP, RRR, tỷ lệ lạm phát,… Đây cũng chính là tiền đề những để nhóm xem xét đƣa vào bài nghiên cứu dƣới đây.

33

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ MINH BẠCH THÔNG TIN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)