Tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31 - 34)

Rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã đƣa ra các tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin khác nhau. Trong đó, Mark và Russell (1993) đã đánh giá mức độ MBTT qua mức độ đánh giá của các nhà phân tích trong báo cáo của Liên Đoàn các nhà phân tích công ty (FAF report), báo cáo đƣợc phát hành thƣờng niên cung cấp những đánh giá về BCTN, thông tin công bố đại chúng và quan hệ các nhà đầu tƣ.

Ủy ban Basel (1998) cũng đƣa ra các đặc điểm định tính quan trọng của thông tin góp phần vào tính minh bạch của ngân hàng càng đƣợc nâng cao nhƣ:

17

- Tính toàn diện: để cho phép những bên liên quan trong thị trƣờng và những ngƣời sử dụng thông tin khác có thể đánh giá các ngân hàng, thông tin cần đƣợc toàn diện.

- Sự phù hợp và kịp thời: để trở nên hữu ích, thông tin phải phù hợp với nhu cầu ra quyết định của ngƣời dùng. Thông tin cũng cần phải kịp thời. Thông tin cần đƣợc cung cấp với tần suất và sự kịp thời đủ để đƣa ra một bức tranh có ý nghĩa về một ngân hàng, bao gồm hồ sơ rủi ro và hiệu suất quản lý rủi ro.

- Độ tin cậy: thông tin cần trung thực đại diện cho cái mà nó có ý định đại diện, phải phản ánh bản chất kinh tế của các sự kiện và giao dịch và không chỉ đơn thuần là hình thức pháp lý của chúng, có thể xác minh, trung lập (tức là không có sai sót hoặc thiên vị nghiêm trọng), thận trọng và hoàn thiện về mọi mặt vật chất. Một trong những phƣơng pháp chính để đảm bảo độ tin cậy - kiểm toán bên ngoài - có xu hƣớng trì hoãn việc phát hành thông tin. - So sánh: Một đặc tính thiết yếu khác của thông tin là tính so sánh đƣợc.

Ngƣời giám sát, những ngƣời tham gia thị trƣờng và những ngƣời dùng khác cần thông tin có thể đƣợc so sánh giữa các tổ chức và các quốc gia, và theo thời gian. Điều này cho thấy một ngân hàng nên sử dụng kế toán nhất quán, các chính sách và thủ tục từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, và các khái niệm đo lƣờng thống nhất. Để tạo thuận lợi cho việc xác định các xu hƣớng, báo cáo tài chính cần cung cấp các số liệu so sánh của một hoặc nhiều kỳ trƣớc để làm thông tin số.

- Tính trọng yếu: Báo cáo tài chính của các ngân hàng nên trình bày hoặc công bố riêng từng khoản mục trọng yếu. Thông tin là quan trọng nếu sự thiếu sót hoặc sai sót của nó có thể thay đổi hoặc ảnh hƣởng đến đánh giá hoặc quyết định của ngƣời dùng dựa trên thông tin đó.

Bên cạnh đó, hai chuyên gia của Ngân hàng Trung ƣơng Anh là Baumann và Nier (2003) cũng là những nhà tiên phong đƣa ra cách xây dựng bộ chỉ số để đánh giá vấn đề MB&CBTT của ngành ngân hàng. Trong nghiên cứu năm 2003, hai tác

18

giả đã đƣa ra các tiêu chí đánh giá đƣợc tổng hợp bằng ba chỉ số CBTT phụ. Chỉ số đầu tiên dùng để phản ánh các ngân hàng đƣợc giao dịch công khai trên NYSE, NASDAQ và AMEX, trong khi chỉ số thứ hai đƣợc xây dựng dựa trên xếp hạng ngân hàng đƣợc các cơ quan quốc tế công nhận. Chỉ số thứ ba đƣợc xây dựng trên cơ sở những thông tin đã đƣợc công bố trong BCTC, cụ thể các chỉ số này sẽ đƣợc phân loại thành 17 tiêu chí nhỏ đƣợc cung cấp hàng năm từ các báo cáo của ngân hàng. Baumann và Nier (2003) cũng chỉ ra rằng bộ chỉ số công bố thông tin có thể đƣợc cải thiện bằng cách tích hợp tính cập nhật, cơ hội và khả năng tiếp cận thông tin.

Trên cơ sở nghiên cứu của Baumann và Nier (2003), vào năm 2011 Douissa đã phát triển bộ chỉ số của hai tác giả thành một bộ chỉ số mới là tổng hợp của bốn nhóm thông tin đƣợc tính toán thông qua 4 chỉ số trung gian. Các chỉ số này bao gồm: (i) Chỉ số cung cấp đầy đủ thông tin; (ii) Chỉ số cập nhật thông tin; (iii) Chỉ số độ tin cậy thông tin; (iv) Chỉ số khả năng tiếp cận thông tin. Mỗi nhóm thông tin sẽ đƣợc đại diện bởi một chỉ số trung gian và sau đó, bốn chỉ số sẽ tạo thành một chỉ số tổng hợp về tính MB&CBTT.

Lin và các cộng sự (2007) đã đề cập đến một hệ thống xếp hạng mức độ minh bạch là ITDRS đƣợc xây dựng theo yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan. ITDRS xác định 88 yếu tố minh bạch đƣợc xếp thành 5 nhóm chính:

- Tuân thủ các yêu cầu tiết lộ bắt buộc - Tính kịp thời của báo cáo

- Công bố dự báo tài chính - Công bố báo cáo hàng năm - Tiết lộ trang web của công ty

Tuy nhiên, Lin và các cộng sự cho rằng các con số kế toán còn hữu ích hơn hoặc có giá trị hơn so với kết quả xếp hạng ITDRS từ quan điểm của nhà đầu tƣ. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có thể học hỏi những lỗi sai của bộ chỉ số minh bạch ITDRS để xây dựng một bộ chỉ số tốt hơn.

19

Sau này, Morris và các cộng sự (2012) đã áp dụng tiêu chuẩn BCTC quốc tế - IFRS để đo lƣờng mức độ MBTT tài chính của các doanh nghiệp. Cũng có nghiên cứu nhƣ của Cheung và các cộng sự (2007) đã vận dụng bảng hỏi đƣợc cấu thành trên nền tảng 92 câu hỏi về quản trị doanh nghiệp của OECD để đo lƣờng mức độ MBTT. Cụ thể, nguyên tắc quản trị OECD bao gồm năm yếu tố nhƣ sau: “Quyền lợi của các cổ đông, sự đối xử công bằng của cổ đông, vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị doanh nghiệp, công khai và minh bạch doanh nghiệp, trách nhiệm của hội đồng quản trị”. Nhƣng hầu hết các tiêu chí đánh giá trong các nghiên cứu trên đều chỉ làm tăng cƣờng chất lƣợng của thông tin đƣợc công bố mà chƣa cải thiện đƣợc các yếu tố về khả năng tiếp cận thông tin.

Ở Việt Nam, Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) đã đƣa ra các tiêu chí chính để đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính bao gồm: (1) chất lƣợng công bố thông tin và (2) khả năng tiếp cận thông tin tài chính. Một, tiêu chí chất lƣợng công bố thông tin sẽ đƣợc đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn BCTC quốc tế IFRS và US GAAP. Theo đó, các thông tin đƣợc công bố phải thích hợp, đƣợc trình bày trung thực, có thể so sánh, kiểm chứng đƣợc. Đồng thời, các thông tin phải kịp thời, phù hợp, dễ hiểu và có độ tin cậy cao. Hai, tiêu chí khả năng tiếp cận thông tin phải đƣợc thể hiện qua độ kịp thời, độ mở và hệ thống công bố thông tin nhƣ văn bản, báo chí, hệ thống điện tử, internet.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31 - 34)