Kênh tác động của công bố thông tin đến rủi ro của ngân hàng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR): Thực hiện theo hiệp ƣớc Basel II trụ cột 1 và 3, ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại phải cung cấp tỷ lệ an toàn vốn định kỳ để kiểm soát rủi ro trong hoạt động của NHTM. Việc công bố thông tin về tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam theo yêu cầu của NHNN sẽ đảm bảo tính an toàn của hoạt động của ngân hàng và tạo ra những sự phòng vệ, chấp nhận cho những rủi ro trọng yếu nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng và rủi ro hoạt động. Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn cho phép ở Việt Nam phải duy trì tỷ lệ tối thiểu đạt ngƣỡng 9% (Thông tƣ 41/2016/TT-NNNN).

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): là chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi từ hoạt động tín dụng, đây cũng là một chỉ tiêu nằm trong nhóm các loại chỉ tiêu có thể đánh giá đƣợc khả năng cung ứng tín dụng của ngân hàng có phù hợp với khách hàng, đảm bảo đƣợc lợi nhuận và sự phát triển bền vững của ngân hàng. “ROE còn đƣợc để sử dụng để đo lƣờng trong việc thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của NHTM và ngân hàng nƣớc ngoài trong quá trình thực hiện chiến lƣợc kinh doanh” - Đỗ Thu Hằng, 2020.

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (NPL): Tỷ lệ nợ xấu là chi một trong những chỉ số tài chính mà ngân hàng cần phải công bố định kỳ để công khai về chất lƣợng cũng nhƣ rủi ro nghiệp vụ cho vay trong ngân hàng đến với đại chúng. Theo quyết định

28

493/2005/QĐ-NHNN đƣợc ban hành ngày 22/04/2005 của NHNN, theo điều 6 các khoản dƣ nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng đƣợc phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 5, tƣơng ứng với các loại nhƣ sau:

“Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1): Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dƣới 10 ngày, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Với nhóm nợ cần chú ý (Nhóm 2): Quá hạn từ 10 – 90 ngày; nợ điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, nhƣng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. Nợ dƣới tiêu chuẩn (Nhóm 3): Quá hạn từ 91 – 180 ngày; nợ gia hạn nợ lần đầu; miễn hoặc giảm lãi, không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất. Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): Quá hạn từ 181 – 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhƣng lại tiếp tục quá hạn dƣới 90 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai, có khả năng tổn thất cao. Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): Là nhóm nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhƣng lại tiếp tục quá hạn từ 90 ngày trở lên; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhƣng lại quá hạn; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, đây là nhóm nợ không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 đƣợc xem là nợ xấu, và tỷ lệ nợ xấu cũng cho biết chất lƣợng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng”.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 42 - 43)