Xây dựng mô hình tổng quát

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 67 - 68)

Nhƣ đã đặt vấn đề, nhóm nghiên cứu đã tham khảo chỉ số Z-score đƣợc nghiên cứu bởi EdWard I.Altman vào năm 1968 kết hợp với những chỉ số thành phần đã đƣợc thu thập ở trên đã đƣa ra đƣợc công thức tổng quát của Z-score để đo lƣờng tác động của việc minh bạch thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro trong các ngân hàng. Với nghiên cứu của Altman và Hotchkiss (2006), hệ số Z-score đã đƣợc sử dụng rộng rãi và đƣa ra những dự đoán chính xác cho hầu hết các loại hình công ty và đặc biệt hữu dụng đối với các NHTM. Mô hình đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu để đánh giá về tác động của MBTT tới hệ số nguy cơ phá sản của NHTM có dạng:

𝐙𝐬𝐜𝐨𝐫𝐞 = 𝛃𝟎+ 𝛃𝟏𝐑𝐃𝐈𝐭+ 𝛃𝟐𝐂𝐀𝐑𝐭+ 𝛃𝟑𝐄𝐓𝐀𝐭+ 𝛃𝟒𝐍𝐏𝐋𝐭+ 𝛃𝟓𝐑𝐎𝐀𝐭+ 𝛃𝟔𝐒𝐈𝐙𝐄𝐭 + 𝛃𝟕𝐆𝐃𝐏𝐭 + 𝛃𝟖𝐂𝐏𝐈𝐭+ 𝛃𝟗𝐋𝐈𝐒𝐓𝐭 + 𝛆

Các ngân hàng đƣợc lựa chọn để phục vụ cho việc nghiên cứu phải có đầy đủ các dữ liệu thông tin có sẵn đƣợc công bố trên các bản báo cáo của NHTM hàng

53

năm. Trong mô hình này, các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến biến độc lập bao gồm: “SIZE (quy mô), CAR (tỷ lệ an toàn vốn), CPI (chỉ số giá tiêu dùng), GDP (tăng trƣởng kinh tế), RDI (chỉ số công bố rủi ro), ETA (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản), NPL (tỷ lệ nợ xấu), ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), LIST (chỉ số ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán)”. Về các chỉ số, nhóm nghiên cứu đã thống nhất quy ƣớc nhƣ sau:

 Chỉ số LIST: Đây là chỉ số ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Đối với chỉ số này, chúng tôi quy ƣớc nhƣ sau: (1) ngân hàng đã đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán; (2) ngân hàng chƣa đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán (Chỉ đối với sàn chứng khoán HNX và HOSE).

 Chỉ số SIZE: Là chỉ số quy mô của ngân hàng. Với chỉ số này, chúng tôi lấy dữ liệu là logarit của tổng tài sản.

 Chỉ số ETA: Là tỷ số vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản. Chỉ số này nhóm sử dụng công thức ETA = Vốn chủ sỡ hữu/Tổng tài sản.

Bên cạnh đó, mức độ CBTT tin là hai thành phần quan trọng tạo nên độ minh bạch của thông tin. Mức độ MBTT càng cao và chính xác sẽ ảnh hƣởng đến hành vi chấp nhận rủi ro của các NHTM. Do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của MB&CBTT dựa trên mô hình tƣơng quan giữa minh bạch thông tin và rủi ro nhằm đánh giá mức độ ảnh hƣởng của CBTT đến mức chấp nhận rủi ro của các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 67 - 68)