Cơ chế tác động của minh bạch thông tin tới rủi ro của ngân hàng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 40 - 42)

Lý thuyết về thông tin bất cân xứng

Vấn đề về thông tin bất cân xứng đƣợc hiểu là sẽ diễn ra khi một trong những bên giao dịch không biết rõ những thông tin cần thiết của bên giao dịch để đƣa ra quyết định giao dịch đúng đắn. Từ đó, sẽ dẫn đến những rủi ro trên thị trƣờng. Áp dụng vào thị trƣờng tài chính, nhà đầu tƣ sẽ phụ thuộc vào các thông tin trên thị trƣờng để đƣa ra quyết định đầu tƣ của mình, và các thông tin này hoàn toàn phụ thuộc vào sự cung cấp của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể biến những thông tin này từ những thông tin bất lợi thành có lợi cho doanh nghiệp nhằm mục đích thu hút các NĐT để tối đa hóa lợi nhuận của bản thân. Do đó khi thiếu các thông tin cần thiết cho việc đầu tƣ, nhà đầu tƣ không có đủ điều kiện để đánh giá

26

chất lƣợng của doanh nghiệp để phân biệt đƣợc những cơ hội đầu tƣ tốt hay không tốt trên thị trƣờng.

Chính vì vậy, do sự bất cân xứng của thông tin, các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng sẽ gián tiếp tác động đến rủi ro đạo đức của các doanh nghiệp. Trên thực tế, rủi ro đạo đức xuất hiện khá nhiều và có những đặc điểm là một bên tham gia giao dịch không thể nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động của bên còn lại. Hậu quả là, bên có những hành động không rõ ràng dù vô tình hay cố ý sẽ làm tăng nguy cơ gây ra hậu quả xấu. Trong thị trƣờng chứng khoán, việc lạm dụng quyền quản lý có thể dẫn đến rủi ro đạo đức, khi ngƣời đại diện công ty đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của các cổ đông sở hữu công ty.

Tình trạng bất cân xứng thông tin luôn có thể xảy ra với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và thƣờng khiến cho hậu quả của những hoạt động giao dịch trở nên tiêu cực, ảnh hƣởng trực tiếp đến tất cả những bên liên quan đến quá trình giao dịch và đôi khi ảnh hƣởng đến cả thị trƣờng. Đặc biệt, với ngành ngân hàng, bởi ngành ngân hàng có tính ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế. Vì vậy, nếu có những hiện tƣợng bất cân xứng thông tin trong ngân hàng sẽ gây ra những hệ lụy trực tiếp đến nền kinh tế và thị trƣờng chứng khoán. Ảnh hƣởng của bất cân xứng thông tin tới nhà đầu tƣ và các NHTM tham gia TTCK cũng là tác động chung tới TTCK. Khi mà những nhà đầu tƣ và các NHTM không còn “mặn mà” với TTCK sẽ ngăn cản sự phát triển của TTCK và toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, việc trục lợi những tin tức từ trong nội bộ để tiến hành giao dịch, tạo cung/cầu ảo trong dài hạn với nhiều loại cổ phiếu có thể khiến thị trƣờng tích lũy nhiều mối đe dọa về nguy cơ phá sản.

Để hạn chế bất cân xứng thông tin trên TTCK, nhiều nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra hai hƣớng giải quyết chính là (i) phát tín hiệu và sàng lọc (ii). Trên TTCK, phát tín hiệu là giải pháp yêu cầu các DNNY cần phải chứng minh cho các NĐT thấy đƣợc giá trị thƣơng hiệu, hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển. Đồng thời, giải pháp sàng lọc sẽ giúp hạn chế rủi ro lựa chọn đối nghịch cho các nhà đầu tƣ. Cơ chế sàng lọc đối với nhà đầu tƣ trên TTCK là đầu tƣ vào các doanh nghiệp có thông tin minh bạch, uy tín và hoạt động hiệu quả, có tiềm năng phát triển cao.

27

Tăng minh bạch thông tin làm giảm sự không tin tƣởng của nhà đầu tƣ với ngƣời quản lý và sự không chắc chắn về giá trị khoản đầu tƣ, do đó rủi ro cũng sẽ giảm thiểu. Việc đƣa ra những tín hiệu sẽ là giải pháp yêu cầu các NHTM đƣợc niêm yết cần phải thể hiện cho NĐT thấy đƣợc giá trị của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển. Khi đó, yếu tố sàng lọc sẽ giúp hạn chế rủi ro lựa chọn đối nghịch cho các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng vào các doanh nghiệp có sự MBTT, uy tín và hoạt động hiệu quả, có tiềm năng lớn trong việc phát triển. Do đó, qua việc phát tín hiệu và sàng lọc thông tin trên thị trƣờng sẽ gián tiếp tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro của NHTM qua việc công bố các thông tin cần thiết đến cho các nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 40 - 42)