Minh bạch và công bố thông tin trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 29 - 31)

1.1.2..1 Minh bạch và công bố thông tin trong ngân hàng thương mại theo Basel II

Thứ nhất, việc nâng cao chất lƣợng và ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế là những mục tiêu chính của Basel II. Đồng thời, tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế. Song song với đó, mục tiêu của Basel II còn góp phần đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm ngặt hơn các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Basel II sử dụng khái niệm Ba trụ cột nhƣ sau: “(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc; (2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng thƣờng đối mặt, nhƣ rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lƣợc, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ƣớc tổng hợp lại dƣới cái tên rủi ro còn lại (residual risk); (3) Trụ cột thứ III: các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trƣờng”.

Trụ cột thứ 3 là một trong những bƣớc cải thiện đáng kể của các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng cao chất lƣợng thông tin thị trƣờng. Trụ cột này của Basel II hƣớng tới mục tiêu nâng cao tính kỷ luật thị trƣờng bằng việc CBTT một cách hiệu quả để bổ sung các yêu cầu cho Trụ cột 1 và Trụ cột 2. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, Trụ cột 3 đã đƣa ra các yêu cầu về công khai thông tin, theo đó các ngân

15

hàng phải công bố rộng rãi từ những thông tin về nội bộ của doanh nghiệp nhƣ: “Cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá”

Các ngân hàng bắt đầu áp dụng Basel II vào năm 2007 đã công bố dữ liệu theo chuẩn Trụ cột 3 của Basel II. Nhìn chung, quy định về việc CBTT theo Trụ cột 3 của Basel II dựa trên tiêu chuẩn định tính và định lƣợng nhƣ sau: “(i) phạm vi áp dụng khung cơ cấu vốn; (ii) cơ cấu vốn và mức độ đầy đủ vốn; (iii) rủi ro tín dụng; (iv) chứng khoán hóa; (v) rủi ro thị trƣờng; (vi) vốn cổ phần; (vii) rủi ro lãi suất của ngân hàng; (viii) rủi ro hoạt động”. Ngoài ra, các ngân hàng phải trình bày cách xây dựng quá trình đánh giá mức độ an toàn vốn nội bộ (ICAAP) theo Trụ cột 2. Một điểm vô cùng quan trọng cần lƣu ý đó là công bố thông tin liên quan đến cơ cấu vốn và chỉ tiêu an toàn vốn cũng nhƣ đánh giá nội bộ về mức an toàn vốn không chỉ thể hiện ở BCTC hợp nhất mà phải đƣợc thực hiện cho riêng từng chi nhánh. Điều này sẽ là một gánh nặng lớn đối với các tổ chức tài chính có mạng lƣới hoạt động rộng khắp các quốc gia trên thế giới.

Trụ cột 3 về công khai thông tin sẽ trình bày rất nhiều thông tin đƣợc thu thập theo quy định của Trụ cột 1, phần lớn dữ liệu đƣợc cập nhật dựa trên yêu cầu về vốn chủ tối thiểu của Trụ cột 1. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng phải tiến hành ƣớc lƣợng khả năng thực thi quá trình CBTT theo Trụ cột 3 và từ đó, họ không nên bỏ những chiến lƣợc truyền thông có liên quan đến việc công bố thông tin này.

1.1.2.2. Minh bạch và công bố thông tin trong ngân hàng thương mại theo các điều luật được ban hành

Tại Việt Nam, tuy chƣa có định nghĩa cụ thể về CBTT minh bạch nhƣng đã xuất hiện rất nhiều quy định đảm bảo CBTT minh bạch. Đặc biệt, pháp luật về quản trị NHTMCP đã đáp ứng yêu cầu minh bạch thông qua việc quy định rõ ràng về chế độ công khai các lợi ích liên quan và hoạt động công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán. Gần đây nhất vào ngày 16/11/2020, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ban

16

hành “Thông tƣ số 96/2020/TT-BTC hƣớng dẫn CBTT trên thị trƣờng chứng khoán”.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền đƣợc cung cấp thông tin của Ban Kiểm soát và công khai thông tin của CTCP. Luật Chứng khoán 2019, đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng nhƣ sau “Theo khoản a khoản 1 Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng. Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Công bố thông tin theo quy định của Luật này”

Bên cạnh đó, theo điều 295 về nghĩa vụ CBTT, nghị định số 155/2020/NĐ- CP nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán có quy định nhƣ sau: “Công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bất thƣờng theo quy định của pháp luật chứng khoán về công bố thông tin cho cổ đông và công chúng đầu tƣ. Công ty đại chúng phải công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin khác nêu các thông tin đó có khả năng ảnh hƣởng đến giá chứng khoán và ảnh hƣởng đến quyết định của cổ đông và nhà đầu tƣ. Với cách thức công bố thông tin đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty nhằm đảm bảo cổ đông và công chúng đầu tƣ đƣợc tiếp cận một cách công bằng. Ngôn ngữ trong công bố thông tin cần rõ ràng, dễ hiểu và tránh gây hiểu lầm cho cổ đông và công chúng đầu tƣ.”

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của công bố thông tin đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 29 - 31)