Chế độ sở hữu (Điều 6, 7, 9, 14 LDSVH 2001).

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 65 - 67)

- Tiêu chí công nhận (Điều 28 Luật DSVH 2001):

3.Chế độ sở hữu (Điều 6, 7, 9, 14 LDSVH 2001).

Di sản văn hóa là một tài sản, tuy nhiên là một loại tài sản đặc biệt vì giá trị lịch sử văn hóa, khoa học của chúng. Do đó vấn đề sở hữu đối với loại tài sản đặc biệt này có những đặc thù. Các tài sản này, bên cạnh việc nó là tài sản thuộc một hình thức sở hữu thông thường nào đó như thuộc sở hữu cá nhân hoặc tập thể, di sản văn hóa với những giá trị của nó, nó còn là tài sản của dân tộc, của đất nước. Chính vì thế, các vấn đề về quyền sở hữu đối với di sản văn hóa có đặc thù hơn so với các tài sản thông thường khác.

- Về xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản văn hóa, Điều 6, điều 7 Luật di sản văn hóa quy định:

+ Mọi di sản văn hóa trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Việt nam đều thuộc sở hữu toàn dân.

+ Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu giữ được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân.

Điều 41 Luật di sản văn hóa quy định: Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ và do các tổ chức, cá nhân phát hiện sẽ được nhập vào các bảo tàng. Đối với các tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia sẽ được nhà nước bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền nhất định.

- Điều 14 Luật di sản văn hóa quy định tổ chức, cá nhân có “quyền sở hữu hợp pháp đối với di sản văn hóa”. Tuy nhiên như thế nào là “sở hữu hợp pháp” luật không quy định rõ. Bên cạnh đó Luật di sản văn hóa cũng quy định nghĩa vụ phải “giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia “do họ tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như thế ta hiểu pháp luật hoàn toàn không xác lập quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với các di vật, cổ vật, bảo vật do họ tìm thấy, phát hiện được. Quyền sở hữu của các tổ chức cá nhân đối với di sản văn hóa chỉ có thể được xác lập thông qua các hình thức khác như: để thừa kế, mua bán, trao đổi, tặng cho và các hình thức khác.

- Các di sản văn hóa có thể thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác). Tuy nhiên, dưới một góc độ nào đó, nó là tài sản chung của dân tộc nên chủ sở hữu không chỉ có những quyền và nghĩa vụ về tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự mà còn có những quyền và nghĩa vụ đặc biệt theo quy định của pháp luật di sản văn hóa. Chủ sở hữu phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Luật di sản văn hóa cũng quy định: “Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngòai, thuộc các hình thức sở hữu đều được bảo vệ và phát huy giá trị. Đều được bảo vệ theo một quy chế chung”. Luật di sản văn hóa cũng quy định nghĩa vụ các chủ sở hữu trong việc bảo vệ di

sản văn hóa, trong trường hợp không có điều kiện bảo vệ thì phải gởi các di vật đó vào bảo tàng nhà nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 65 - 67)