Luật quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 83 - 86)

- Tiêu chí công nhận (Điều 28 Luật DSVH 2001):

b.Luật quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn

Khái quát về tầng ôzôn

- Khí ôzôn: là một phân tử khí được tạo ra từ 3 nguyên tử khí oxy. Là khí được tạo thành từ quá trình phân tách phân tử O2 thành nguyên tử O và kết hợp phân tử khí O2 thành phân tử O3.

- Ôzôn ở tầng đối lưu thì nó là chất gây ô nhiễm nhưng trong bầu khí quyển thì ôzôn chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 0,2 đến 0,3 phần triệu. Khoảng 98% ôzôn trong bầu khí quyển tập trung ở độ cao 15 đến 40km. Vì vậy, người ta còn gọi là tầng ôzôn, là “độ cao của bầu khí quyển mà ở đó tập trung phần lớn ôzôn có trong bầu khí quyển”. Đây cũng chính là độ cao của tầng bình lưu. Trong Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn thì tầng ôzôn được đề cập là tầng ôzôn khí quyển bên trên tầng biên hành tinh.

Vai trò của tầng ôzôn

Nếu ôzôn có trong tầng đối lưu thì là chất gây ô nhiễm nhưng ôzôn trong tầng bình lưu thì là chất bảo vệ. Chúng hấp thụ tia bức xạ cực tím từ mặt trời

chiếu xuống (mà những tia này có tác hại gây ung thư da, đục thủy tinh thể, suy giảm khả năng miễn dịch,… thậm chí không còn khả năng sinh sản). Khi chiếu xuống trái đất, tia bức xạ cực tím được tầng ôzôn hấp thụ khoảng 98%. Tầng ôzôn được xem như tấm lá chắn giúp bảo vệ con người và sinh vật khỏi tia cực tím.

Thực trạng của tầng ôzôn

Đang bị suy giảm và biểu hiện là sự xuất hiện lổ thủng ở tầng ôzôn, (“vùng nghèo ôzôn ”) trong bầu khí quyển. Vùng nghèo ôzôn này ngày càng mở rộng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tầng ôzôn bị suy giảm

Trong tự nhiên luôn xảy ra tình trạng ôzôn bị mất đi bởi tự nhiên nhưng đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự phá hủy tầng ôzôn vì ôzôn bị mất đi vì lý do tự nhiên cũng sẽ được bù đắp lại bằng ôzôn khác cũng từ những lý do tự nhiên. Nên người ta nói rằng trong tự nhiên tầng ôzôn luôn ở trạng thái “cân bằng động”.

Như vậy nguyên nhân dẫn đến tầng ôzôn bị suy giảm hiện nay là con người. Hiện nay con người vẫn chưa tìm hiểu hết được nguyên nhân mà con người chúng ta làm suy giảm tầng ôzôn. Nguyên nhân mà chúng ta đã tìm hiểu được là do con người phát thải những chất phá hủy tầng ôzôn vào bầu khí quyển và những chất phá hủy tầng ôzôn này gọi chung là những chất ODS (Ozon Destroy Subtain – những chất phá hủy tầng ôzôn).

Cần phân biệt chất phá hủy tầng ôzôn với khí nhà kính. Khí nhà kính là những chất khí gây ra hiện tượng gia tăng hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển và nó làm cho nhiệt dọ trái đất nóng dần lên. Còn chất phá hủy tầng ôzôn là những chất làm cho tầng ôzôn bị suy giảm. Khí nhà kính là những chất khí như: CH4, CO2,…

Các chất phá hủy tầng ôzôn

Chất phá hủy tầng ôzôn bao gồm nhiều nhóm chất, có thể nói những chất thuộc nhóm Halogen đều có khả năng phá hủy tầng ôzôn, nhưng tiêu biểu là 2 nhóm chất sau:

- Chất thuộc nhóm Clorin (là những hợp chất có chứa Clo).

- Các chất khí thuộc nhóm Brômin (hợp chất có chứa Brômin).

Các quy định của luật pháp quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn

Tập trung chủ yếu trong 2 văn bản: Công ước Viên năm 1985 và phụ lục của Công ước (còn gọi là Nghị định thư của Công ước) là Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Theo 2 văn bản này, việc bảo vệ tầng ôzôn gồm 2 nội dung chính sau:

- Hướng tác động để bảo vệ tầng ôzôn:

Hướng tác động mang tính bền vững nhất được xác định trong Công ước Viên & Nghị định thư Montreal đó là loại trừ nguyên nhân bằng cách ngưng phát thải những chất ODS vào bầu khí quyển. Đây chính là mục tiêu của Công ước Viên & Nghị định thư Montreal – phải làm sao để ngừng phát thải những chất ODS vào bầu khí quyển. Để đạt được mục tiêu này thì nội dung thứ hai đã được đưa ra, đó là qui định nghĩa vụ của quốc gia.

- Nghĩa vụ của quốc gia:

Nghĩa vụ của quốc gia là phải cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ chất ODS. Như vậy các bạn thấy rằng để đạt được mục tiêu ngừng phát thải chất ODS vào bầu khí quyển thì Công ước Viên đã đưa ra một

lộ trình, lộ trình này là các quốc gia phải cắt giảm việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS rồi sau đó đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất & tiêu thụ chất ODS.

- Căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS: Theo Công ước Viên, có 3 căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS, bao gồm:

+ Căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ôzôn đối với từng chất ODS. + Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế của từng chất.

+ Căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên.

Nguyên tắc này cũng được cụ thể hóa trong Công Ước Viên. Công ước căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên mà chia các quốc gia

thành viên ra làm 2 nhóm: nhóm các quốc gia phát triển và nhóm các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Theo đó các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển có quyền trì hoãn 10 năm việc thực hiện công ước.

- Cơ chế bảo đảm thực hiện (bảo đảm thực hiện mục tiêu, nghĩa vụ của quốc gia): Để bảo đảm việc cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS của các quốc gia như mục tiêu đã đề ra thì Công ước đưa ra 2 cơ chế thực hiện :

+ Cơ chế về mặt tài chính. + Cơ chế về mặt công nghệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 83 - 86)