Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 90 - 91)

- Tiêu chí công nhận (Điều 28 Luật DSVH 2001):

3.3.2.Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển

c. Luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổ

3.3.2.Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển

Luật quốc tế về kiểm soát ô nhiễm biển

Công ước Luật biển năm 1982 chia các nguồn gây ô nhiễm biển thành 5 nguồn như sau:

- Ô nhiễm từ đất liền. Đây được coi là nguồn gây ô nhiễm biển lớn nhất. Hàng năm, các con sông đã đổ ra biển hàng tỉ tấn chất thải. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm khó kiểm soát nhất vì nơi phát sinh chất thải là trong lục địa, thuộc phạm vi chủ quyền của quốc gia. Cho đến nay chúng ta chưa có 1 điều ước quốc tế nào về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm này mà chỉ có những điều ước liên quan (Vd: các điều ước về bảo vệ các con sông quốc tế, Công ước về bảo vệ nguồn nước trên lục địa).

- Ô nhiễm từ không khí: đây cũng là nguồn gây ô nhiễm biển gián tiếp, nghĩa là gây ô nhiễm không khí rồi từ đó đến ô nhiễm biển. Cũng như ô nhiễm biển từ đất liền, nguồn ô nhiễm này cho đến nay vẫn chưa có 1 điều ước nào để kiểm soát mà chỉ có những điều ước quốc tế liên quan (Vd: như Công ước kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa trong phần luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển). - Ô nhiễm từ tàu thuyền: nguồn này được hiểu là hành vi gây ô nhiễm biển từ hoạt động của tàu thuyền trên biển. Đối với nguồn này thì có nhiều văn bản quy định khác nhau, trước hết là Công ước về Luật biển 1982, Công ước Mapol về chống ô nhiễm biển do tàu. Công ước Mapol đưa ra những quy đinh về điều kiện tàu được phép thải dầu trên biển như là tàu chỉ được phép thải dầu trên biển khi đang đi, cách xa đất liền ít nhất 60 hải lý, lượng dầu thải có trong nước thải của tàu không quá tỷ lệ 1%,…

Ngoài 2 Công ước nói trên, còn có 1 số Điều ước khác.

+ Công ước về can thiệp quốc tế trong trường hợp xảy ra tai nạn tràn dầu: nội dung chính của Công ước này là quy định về quyền của quốc gia ven biển đuợc phép tiến hành các biện pháp cần thiết can thiệp vào tàu chở dầu của quốc gia khác để bảo vệ cùng ven biển của quốc gia mình.

+ Công ước về hợp tác quốc tế trong trường hợp xảy ra tai nạn tràn dầu: Công ước này quy định những vấn đề về hợp tác của các quốc gia trong việc ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra. Cụ thể là hợp tác trong việc trao đổi thông tin; hợp tác trong việc cung cấp lực lượng, phương tiện để ứng phó sự cố tràn dầu;…

+ Những điều ước về trách nhiệm dân sự của tàu chở dầu.

- Ô nhiễm từ sự nhận chìm: là việc gây ô nhiễm biển từ mọi sự nhận chìm có ý thức. Có thể nhận chìm những giàn khoan, nhận chìm những phương tiện bay, những phương tiện nổi bao gồm cả tàu thuyền. Hoặc cho chất thải vào những thùng phi rồi chở ra biển để đổ xuống biển thì đó cũng là một dạng của sự nhận chìm và cũng là ô nhiễm của sự nhận chìm chứ không phải ô nhiễm từ tàu thuyền, nghĩa là có sự loại trừ sự ô nhiễm trong trường hợp này. Điều chỉnh vấn đề này thì có Công ước về Luật biển 1982, Công ước Luân Đôn về việc kiểm soát các chất thải độc hại và các chất thải độc hại khác ra biển.

- Ô nhiễm từ những hoạt động có liên quan đến đáy biển (thăm dò, khai thác dầu khí, xây dựng những đường hầm ngầm, những đường ống dẫn khí,…). Hiện nay chưa có điều ước riêng để kiểm soát nguồn gây ô nhiễm này mà chủ yếu sử dụng Công ước về Luật biển 1982.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 90 - 91)