D. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Pháp luật về tài nguyên rừng
1.7. Chế độ pháp lý đối với rừng sản xuất (Điều 55 đến điều 58 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
Bảo vệ và phát triển rừng)
- Giao, cho thuê rừng đặc dụng (Điều 50 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Ban quản lý là những chủ thể được nhà nước giao rừng đối với những khu rừng đặc dụng phải thành lập Ban quản lý (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan nhưng cần thiết thành lập Ban quản lý). Đối với những khu rừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý. Trường hợp không thành lập Ban quản lý thì cho tổ chức kinh tế thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
- Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng (Điều 51 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): chỉ được thực hiện trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng (Điều 52, 53 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
- Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng (Điều 54 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
1.7. Chế độ pháp lý đối với rừng sản xuất (Điều 55 đến điều 58 LuậtBảo vệ và phát triển rừng) Bảo vệ và phát triển rừng)
- Giao, cho thuê rừng sản xuất (Điều 56, 57 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Đối với những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung được nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế để sản xuất, kinh doanh; những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên phân tán không thuộc đối tượng quy định phải giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế thì được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó bảo vệ, phát triển, sản xuất, kinh doanh. Việc giao và cho thuê được hiểu là giao, cho thuê để chăm sóc, bảo vệ và khai thác.
- Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
o Đối với khai thác gỗ: Khi rừng đủ điều kiện khai thác (đạt trữ lượng gỗ bình quân/1 hecta; đã nuôi dưỡng đủ thời gian của một luân kỳ khai thác; phù hợp với chỉ tiêu khai thác gỗ và lâm sản của địa phương) thì chủ rừng được khai thác theo trình tự, thủ tục bao gồm các bước sau:
+ Lập thiết kế khai thác (cường độ khai thác, phương thức khai thác, cấp kính khai thác tối thiểu) và đóng dấu búa bài cây;
+ Thiết kế khai thác được gởi đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xét duyệt và trình Ủy ban nhân dân tỉnh để phê duyệt tổng hợp;
+ Thiết kế khai thác được gởi đến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định và ra quyết định mở rừng;
+ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác; + Chủ rừng tổ chức khai thác (tự khai thác hoặc bán lại giấy phép khai thác);
+ Cơ quan kiểm lâm kiểm tra và đóng dấu búa kiểm lâm xác nhận tình trạng khai thác
gỗ hợp pháp;
+ Nghiệm thu khai thác;
+ Đóng cửa rừng, rừng được chăm sóc nuôi dưỡng đủ luân kỳ khai thác.
oĐối với khai thác lâm sản ngoài gỗ: (xem thêm trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
- Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất là rừng trồng: Vì rừng này là rừng được trồng trên diện tích đất được nhà nước giao, cho thuê nên khi khai thác, chủ rừng không phải làm thủ tục xin phép khai thác. Chủ rừng phải báo với cơ quan kiểm lâm trong trường hợp gỗ khai thác trong rừng trồng cũng có trong rừng tự nhiên để cơ quan kiểm lâm xác nhận tình trạng gỗ