D. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Pháp luật về tài nguyên rừng
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với rừng
Được quy định tại Điều 7, Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Cần chú ý một số nội dung sau:
- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Mục 1, Chương II Luật Bảo vệ và phát triển rừng): dựa vào quy định về nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng để xác định. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm nhiều nội dung, trong đó quan trọng nhất là xác định mục đích sử dụng cho từng loại rừng trên từng diện tích cụ thể. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là phương thức tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Để đảm bảo tính hiệu quả trong việc kiểm soát suy thoái rừng, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo một số nội dung cơ bản như: tổng
hợp, phân tích tình hình điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên rừng; đánh giá được tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch lần trước; xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng,... Các bản quy hoạch, kế hoạch này sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về rừng lập và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Mục 1, Chương II Luật Bảo vệ và phát triển rừng): tương tự như những quy định trong Luật Đất đai.
+ Giao rừng (Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): bao gồm giao rừng không thu tiền sử dụng rừng và giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
+ Cho thuê rừng (Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): bao gồm thuê rừng trả tiền thuê rừng hàng năm và thuê rừng trả tiền thuê rừng một lần.
+ Thu hồi rừng (Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
+ Chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều 27 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
+ Thẩm quyền cho phép giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều 28 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).