Luật quốc tế về đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 91 - 94)

- Tiêu chí công nhận (Điều 28 Luật DSVH 2001):

3.3.3.Luật quốc tế về đa dạng sinh học

c. Luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổ

3.3.3.Luật quốc tế về đa dạng sinh học

Nội dung này là một phần của luật quốc tế về bảo vệ tài nguyên biển, vì khi nói đến tài nguyên biển là chúng ta nói đến 2 loại sau:

- Tài nguyên vi sinh vật: chính là tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản ở biển chia làm 2 loại là tài nguyên khoáng sản có ở đáy biển, trong lòng đất (dầu khí) và tài nguyên khoáng sản có ở trong nước biển (muối ăn, kim loại…). Trong tương lai, con người chúng ta phải khai thác tài nguyên có trong lòng đất, đáy biển và ở trong nước biển. Quy định về việc khai thác, sử dụng tài nguyên vi sinh vật này chúng ta xem trong Công ước về Luật biển 1982 (xem thêm).

- Tài nguyên sinh vật (tôm, cá, rong, tảo, vi sinh vật biển,…): vấn đề bảo vệ tài nguyên sinh vật biển này thuộc về nội dung bảo vệ đa dạng sinh học. Vì bảo vệ đa dạng sinh học ở đây là bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về giống

loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên bao gồm cả nguồn gen, giống loài sinh vật biển và hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học và đặc điểm của đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

Các công ước quốc tế về đa dạng sinh học

Tất cả các điều ước quốc tế đề cập đến bảo vệ sự đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật, hệ sinh thái trong tự nhiên thì chúng ta đều coi đó là điều ước quốc tế về đa dạng sinh học. Lưu ý các điều ước sau:

- Công ước 1992 về đa dạng sinh học: được ký kết tại Rio Dejaneiro nhưng sau đó được đăng ký và nộp lưu chiểu tại Washington DC nên còn được gọi là công ước Washington về đa dạng sinh học. Đây được coi là Công ước khung về đa dạng sinh học vì nó quy định một cách tổng quát về đa dạng sinh học nói chung mà không quy định về bảo vệ một giống loài cụ thể. Công ước quy định về các khái niệm (Vd: như thế nào là tài nguyên sinh học, tài nguyên gen, bảo tồn ngoại vi, bảo tồn nội vi, quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong việc sử dụng tài nguyên sinh học…). Công ước thừa nhận quốc gia có chủ quyền đối với tài nguyên sinh học, nghĩa vụ của quốc gia trong việc tiếp cận và chia sẻ các nguồn gen,… Cái này các bạn thấy là công ước 1992 quy định một cách cụ thể.

- Công ước Cites về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp: ra đời dựa trên một thực tế đã được chứng minh là có nhiều giống loài hoang dã đã bị tuyệt chủng hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc rất có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai do hoạt động buôn bán gây ra.

Nội dung của công ước Cites về kiểm soát việc buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp, được chia thành 3 trường hợp:

- Đối với nhóm I: Gồm những giống loài nằm trong phụ lục I của công ước Cites, bao gồm những giống loài đặc biệt nguy cấp. Do vậy việc kiểm soát buôn bán những mẫu vật của các giống loài này rất nghiêm ngặt. Sự nghiêm ngặt này thể hiện ở chỗ:

+ Chỉ cho phép buôn bán vào những mục đích đặc biệt, đó là những trường hợp buôn bán vào những mục đích nghiên cứu khoa học hay quan hệ quốc tế hoặc mục đích tôn giáo.

+ Thứ hai, cấm không cho phép buôn bán vào mục đích thương mại.. - Đối với nhóm II: bao gồm những giống loài nằm trong phụ lục II. Đây

là những giống loài được coi là ít nguy cấp hơn so với nhóm I nên điều kiện về buôn bán nó cũng ít nghiêm ngặt hơn. Cụ thể là nó không cấm buôn bán vào mục đích thương mại nhưng về trình tự, thủ tục cũng đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu mặc dù giấy phép xuất khẩu không đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu trước; nghĩa là trình tự, thủ tục ở đây thoáng hơn. Nhưng dù sao cũng phải đảm bảo tuân thủ theo những quy định của cơ quan quản lý của Cites (Ở Việt Nam, cơ quan quản lý Cites chính là Bộ NN&PTNT).

- Đối với nhóm III: Bao gồm những loài nằm trong phụ lục III. Có đặc điểm khác nhóm I và nhóm II ở chỗ nếu như những giống loài nằm trong phụ lục I và II là do các quốc gia thành viên thoả thuận thống nhất đưa vào còn những giống loài nằm trong phụ lục III bao gồm những giống loài nguy cấp nằm trong danh mục theo quy định của pháp luật quốc gia thành viên nhưng không được đưa vào phụ lục I và II và quốc gia thành viên thấy rằng cần phải có sự hợp tác quốc tế để kiểm soát việc buôn bán mẫu vật của các giống loài này thì

quốc gia thành viên sẽ đăng ký và Ban thư ký sẽ đưa những giống loài đó vào phụ lục III.

Điều kiện buôn bán: các bạn có thể xem thêm điều 4 Công ước, nó quy định tương tự như nhóm II và cũng phải có giấy phép.

Ngoài Công ước Cites ra thì luật quốc tế về đa dạng sinh học còn nhiều điều ước quốc tế khác nữa, ví dụ như Công ước Boon về bảo vệ các loài di cư hoang dã (đối tượng bảo vệ của Công ước chính là các loài di cư) hoặc Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (đối tượng bảo vệ chính là một dạng hệ sinh thái, đó là hệ sinh thái ngập nước. Đây là một loại hệ sinh thái rất quan trọng trên trái đất chúng ta vì đây là nơi sinh sống của gần 1/3 các giống loài trên trái đất. Hiện nay hệ sinh thái này rất dễ bị tổn thương do tình trạng phát

triển nông nghiệp, phát triển các khu dân cư). Công ước Ramsar quy định tiêu chuẩn để đưa một vùng đất ngập nước vào vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đặc biệt. Công ước cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc bảo vệ các vùng đất ngập nước của quốc gia thành viên đã được công nhận. Việt Nam cũng là thành viên của Công ước này và chúng ta cũng có một số vùng đất ngập nước đã được công nhận như Tràm Chim ở Tam Nông, Đồng Tháp; Khu dự trữ sinh quyển ở Cần Giờ hoặc Vườn quốc gia Cao Thủy ở Ninh Bình.

Bên cạnh đó Công ước về Luật biển 1982 cũng được coi là công ước liên quan đến đa dạng sinh học vì nó quy định vấn đề bảo vệ những giống loài sinh vật biển, bảo vệ các hệ sinh thái của các vùng biển,… Chúng ta đọc thêm.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 91 - 94)