Bảo vệ và sử dụng di tích

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 67 - 69)

- Tiêu chí công nhận (Điều 28 Luật DSVH 2001):

4.Bảo vệ và sử dụng di tích

4.1. Bảo vệ di tích

- Khu vực bảo vệ (Điều 32 LDSVH 2001)

+ Khu vực bảo vệ I: gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng.

+ Khu vực bảo vệ II: vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích.

- Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

+ Chiếm đoạt, làm sai lệch các di tích;

+ Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích;

+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật -Trách nhiệm trong bảo vệ di tích ( Điều 33 LDSVH 2001):

+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin nơi gần nhất.

+ Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.

+ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

- Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

 Các khái niệm:

 Bảo quản di tích là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

 Tu bổ di tích là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

 Phục hồi di tích là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.

 Khi tiến hành bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cần lưu ý các nguyên tắc sau đây:

 Chỉ tiến hành công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trong trường hợp tối cần thiết và phải lập thành dự án.

 Phải bảo đảm tính nguyên gốc, tính chính xác, tính toàn vẹn và tăng cường sự bền vững của di tích

 Việc thay thế kỹ thuật hoặc chất liệu cũ bằng chất liệu mới phải thí nghiệm nhiều lần để đảm bảo kết quả hoàn thành trước khi áp dụng về tính chính xác

 Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng bộ phận mới của di tích khi có chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải được phân biệt rõ ràng giữa biện pháp mới và biện pháp gốc.

Di tích được sử dụng chủ yếu vào mục đích tham quan, du lịch, nghiên cứu kết hợp với mục đích kinh tế. Tuy nhiên các hoạt động trên không được làm ảnh hưởng đến các DT đó. Đối với các di tích thuộc sở hữu tư nhân, các chủ sở hữu có quyền sử dụng vào các mục đích của chủ sở hữu. Tuy nhiên các chủ sở hữu phải đảm bảo hai nghĩa vụ cơ bản là: phải bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa. Các chủ sở hữu được quyền hưởng các lợi ích thu được từ việc sử dụng di tích phục vụ việc tham quan, du lịch.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 67 - 69)