Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ (Điều 45 đến điều 48 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 42 - 43)

D. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1.5.Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ (Điều 45 đến điều 48 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

1. Pháp luật về tài nguyên rừng

1.5.Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ (Điều 45 đến điều 48 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)

Bảo vệ và phát triển rừng)

- Giao, cho thuê rừng phòng hộ (Điều 46 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng. Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 46 thì nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.

- Khai thác lâm sản lâm sản trong rừng phòng hộ (Điều 47 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Phải đảm bảo nguyên tắc mang tính kết hợp trong khuôn khổ không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng. Cụ thể:

+ Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chế quản lý rừng; được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của

rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

+ Trong rừng phòng hộ là rừng trồng được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng; khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng. Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 42 - 43)