Đặc điểm của tranh chấp môi trường

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 76 - 77)

- Tiêu chí công nhận (Điều 28 Luật DSVH 2001):

3. Giải quyết tranh chấp môi trường

3.2. Đặc điểm của tranh chấp môi trường

- Tranh chấp môi trường có phạm vi chủ thể rất rộng với nhiều loại chủ thể khác nhau. Các chủ thể thường không được xác định một cách cụ thể, chính xác vào thời điểm nảy sinh tranh chấp.

Tranh chấp môi trường thường liên quan đến rất nhiều chủ thể bởi nó có thể diễn ra ở tầm hẹp trên một địa bàn cụ thể hoặc ở tầm quan trọng trên phạm vi khu vực, vùng hay cả nước. Trong một số trường hợp cụ thể có thể xác định được bên bị hại nhưng không thể xác định được cụ thể bên gây hại. Trong trường hợp khác, người ta xác định được bên gây hại nhưng không xác định được cụ thể bên bị hại. Cũng có trường hợp bên vi phạm có nhiều người đồng thời gây thiệt hại cho nhiều người khác và không thể xác định cụ thể, chính xác cả hai bên vào thời điểm nảy sinh tranh chấp.

- Đối tượng của tranh chấp môi trường thường là các quyền và lợi ích hơp pháp về mặt môi trường của các chủ thể bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại như: quyền được sống trong môi trường trong lành; quyền được khai thác, sử dụng các thành phần môi trường vào mọi mục đích theo quy định của pháp luật; quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản khi có hành vi làm ô nhiễm, suy thoái, gây sự cố môi trường; quyền được tác động lên môi trường trong giới hạn pháp luật cho phép.

- Thời điểm nảy sinh tranh chấp từ rất sớm, không chỉ xảy ra khi quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự bị xâm hại trên thực tế mà ngay cả khi quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mới đang ở trong tình trạng bị đe dọa xâm hại. Tình trạng bị đe dọa xâm hại được hiểu là vào thời điểm nảy sinh tranh chấp, thiệt hại chưa xảy ra, song có cơ sở để cho rằng chắc chắn thiệt hại sẽ xảy ra nếu không được ngăn chặn kịp thời, tức là không chỉ dự vào suy đoán cảm tính mà còn dựa vào kết luận khoa học.

- Giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn, các lợi ích bị xâm hại thường rất khó xác định. Chúng có thể là tài sản, tính mạng, sức khỏe của con người, có thể là các giá trị mang tính nhân văn như: cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, di tích lịch sử bị hủy hoại do bị nhiễm bẩn, ô uế,… hoặc các yếu tố khác của môi trường như rừng tự nhiên bị tàn phá, nguồn nước cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm,…

Một phần của tài liệu Bài giảng luật bảo vệ môi trường (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w