Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 28 - 31)

II. PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1 Nguồn gốc pháp luật

5. Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng

Xét về mặt logic, luật nội dung phải quan trọng hơn luật tố tụng. Luật nội dung là cơ sở, xuất phát điểm cho luật hình thức. Trên thực tế, có quốc gia đặt luật tố tụng quan trọng hơn luật nội dung. Đó là pháp luật nước Anh trước cải cách tòa án 1873-1875. Trước cải cách tòa án, pháp luật nước Anh dựa vào WRIT (trát) => Coi trọng luật tố tụng.

Sau cải cách tòa án 1873-1875, bãi bỏ hầu hết các loại trát, chỉ duy trì một số trát quan trọng, trong đó có trát hầu tòa => Không còn quan trọng luật tố tụng nữa.

Ngày 9/12/2017

4. Sự phân chia cấu trúc HTPL thành lĩnh vực luật tư và lĩnhvực luật công vực luật công

Định hướng

1) Thế nào là lĩnh vực luật công, lĩnh vực luật tư?

2) Hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến HTPL châu Âu lục địa có phân chia thành lĩnh vực luật công, lĩnh vực luật tư? 3) Tại sao các HTPL THông luật, HTPL XHCN, HTPL Hồi giáo

không phân chia cấu trúc hệ thống pháp luật thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư?

Lĩnh vực luật công được hiểu là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh mối quan hệ trong đó một bên luôn luôn là Nhà nước, còn một bên là các chủ thể khác. Phương pháp điều chỉnh đặc thù của lĩnh vực luật công là quyền uy phục tùng, mệnh lệnh phục tùng.

Lĩnh vực luật tư được hiểu là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh mối quan hệ nảy sinh giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Phương pháp điều chỉnh đặc thù của lĩnh vực luật tư là bình đẳng, thỏa thuận.

*) Nguyên nhân chỉ có HTPL Châu Âu lục địa phân chia thành lĩnh vực luật công & luật tư

Chỉ có duy nhất HTPL Châu Âu lục địa là có phân chia lĩnh vực luật công & lĩnh vực luật tư. Do 3 nguyên nhân cơ bản sau

- Do có nguồn gốc từ luật La Mã: Luật La Mã điều chỉnh chủ yếu quan hệ về hợp đồng, mua bán. Quan hệ tư trong các quốc gia này phát triển sớm => Luật tư có điều kiện phát triển sớm.

- Chế độ phong kiến ở các quốc gia châu Âu lục địa mang tính phân quyền, cát cứ cao: Quyền lực nhà nước ko chỉ tập trung trong tay nhà vua, mà được phân chia cho tầng lớp khác trong xã hội. Thiết chế dân chủ ra đời sớm, đảm bảo cho quá trình đấu tranh đòi phân chia lĩnh vực pháp luật thành luật công & luật tư.

- Do ảnh hưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng cùng với sự thắng thế của trường phái pháp luật tự nhiên: Phục Hưng: khôi phục lại những giá trị trước đó, cụ thể hơn là giá trị của nhà nước La Mã dành cho công dân của mình. Trong phong trào văn hóa Phục Hưng, ảnh hưởng đến khoa học pháp lý, dẫn đến sự ra đời của trường phái pháp luật tự nhiên. Những người theo quan điểm này cho rằng, bên cạnh pháp luật do Nhà nước ban hành, thừa nhận, thì còn có pháp luật của Tạo hóa. Quan điểm này cho rằng, theo pháp luật của Tạo hóa, thì Mọi con người đều được trao các quyền tự do như nhau, trong đó có quyền tự do sở hữu, tự do mua bán. Để đảm bảo quyền tự do mua bán, sở hữu của người dân => Đòi hỏi Nhà nước tách lĩnh vực pháp luật thành 2 mảng: luật công & luật tư.

*) 3 HTPL còn lại không phân chia lĩnh vực luật công & lĩnh vực luật tư

HTPL thông luật không có sự phân chia lĩnh vực luật công & lĩnh vực luật tư vì 3 nguyên nhân cơ bản sau

- Chế độ phong kiến của nước Anh mang tính tập quyền cao độ: Mặc dù có tồn tại các thiết kế về dân chủ, nhưng vẫn khó thực thi trên thực tế.

- Do ảnh hưởng của Writ: (nguyên nhân cốt lõi nhất): trước cải cách tư pháp ở Anh, “không có Writ thì không có quyền”, coi trọng luật hình thức hơn luật nội dung. Để có thể kiện được ra Tòa, người dân phải tìm được Writ phù hợp. Người dân khó có thể tự mình thực hiện quyền khởi kiện của mình ra Tòa án. Hầu như người dân đều thuê luật sư bào chữa, để lựa chọn Writ phù hợp. Các luật sư của Anh thường phân loại lĩnh vực luật theo các loại Writ, chứ không theo lĩnh vực luật công & lĩnh vực luật tư.

- Do ảnh hưởng của cách mạng tư sản Anh:

HTPL XHCN không có sự phân chia lĩnh vực luật công & lĩnh vực luật tư vì 1 nguyên nhân:

- Do ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lênin, nên HTPL XHCN không có sự phân chia lĩnh vực luật công & lĩnh vực luật tư. Chủ nghĩa Mác Lênin nguyên gốc không thừa nhận tư hữu về tư liệu sản xuất => Luật tư không có điều kiện phát triển. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, có sự phân công, phân nhiệm. Nên không cần đặt ra vấn đề phân chia lĩnh vực luật công & luật tư.

Mặc dù HTPL thông luật & HTPL XHCN mặc dù không có xu hướng phân chia thành lĩnh vực luật công & lĩnh vực luật tư, nhưng vẫn có phân chia lĩnh vực pháp luật thành các ngành luật.

HTPL Hồi giáo không phân chia lĩnh vực luật công & lĩnh vực luật tư vì:

- Do không có sự phân biệt giữa Nhà nước với Nhà thờ, giữa tôn giáo với pháp luật. Cả Nhà nước & pháp luật ra đời đều nhằm phụng sự cho các mục tiêu về tôn giáo.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 28 - 31)