Trường phái pháp luật tự nhiên (Natural Law School): thế kỷ 17,18 Tư tưởng chủ đạo là ngoài pháp luật do nhà nước ban

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 108 - 112)

hành còn có pháp luật cao hơn là pháp luật tự nhiên cùng tồn tại với thế giới và con người, quyền tự nhiên là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Đặt nền móng cho việc phân chia luật công và luật tư cùng nhiều môn khoa học pháp lý. Ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của luật La Mã, đặt ra các chế định hạn chế quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền tự do cá nhân, thúc đẩy pháp điển hoá...

Câu 8: Lý giải tại sao hệ thống pháp luật các nước thuộc họ pháp luật La Mã-Đức lại có sự khác biệt?

Tuy các nước thuộc họ pháp luật La Mã-Đức cùng tiếp thu nền tảng pháp luật La Mã, nhưng sự tiếp nhận giữa các nước lại có sự khác biệt tuỳ theo các điều kiện chính trị-xã hội hay tư duy pháp lý, tự hào, tự tôn dân tộc, tạo ra sự đa dạng giữa pháp luật các nước. Ví dụ, Pháp cho rằng tập quán pháp là nguồn lỗi thời của pháp luật, đề cao pháp luật thành văn, coi án lệ cũng là nguồn của pháp luật, các giải pháp của luật chung (Jus commune) được chấp nhân, luật Pháp chịu ảnh hưởng lớn của trường phái pháp luật Tự nhiên. Trong khi đó, Đức lại có cách tiếp cận với luật La Mã thông quan trường phái Pandectist, coi tập quán và luật thành văn có giá trị ngang nhau, trong khi không coi án lệ là một nguồn của pháp luật. Các nước vùng Nam Âu cũng có cách tiếp cận khác về luật La Mã.

Câu 9: Trường phái pháp luật tự nhiên có vai trò như thế nào đối với họ pháp luật La Mã nói riêng và đối với pháp luật của các nước trên thế giới nói chug?

Đóng góp đối với họ pháp luật La Mã:

- Sau Cách mạng tư sản Pháp 1789, những tư tưởng trường phái luật tự nhiên được đánh giá cao, nâng kỹ thuật lập pháp lên trình độ pháp điển hóa.

- Tư tưởng của pháp luật tự nhiên là đưa pháp luật được giảng dạy vào thực tiễn, khiến nhà làm luật phải xem xét lại toàn bộ hệ thống pháp luật. Từ đó dẫn đến pháp điển hoá.

- Khẳng định tầm quan trọng của việc phân chia luật công (lus publicum) để điều chỉnh quan hệ giữa người cai trị và người bị trị/Nhấn mạnh việc phát triển luật công sẽ là cơ sở để phát triển luật tư, bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

Đóng góp đối với pháp luật thế giới nói chung:

- Đặt nền tảng cho các quyền công dân và quyền con người, chống lại sự lạm dụng quyền lực của nhà nước.

- Xây dựng nhiều chế định pháp luật và nhiều ngành khoa học pháp lý.

Câu 10: Động lực, ý nghĩa, giá trị và các hạn chế của pháp điển hoá.

Pháp điển hoá là kỹ thuật trình bày một cách có phương pháp một pháp luật phù hợp với xã hội hiện đại, một pháp luật được toà án áp dụng.

Động lực của pháp điển hoá:

- Sau Cách mạng tư sản Pháp 1789, những tư tưởng trường phái luật tự nhiên được đánh giá cao, nâng kỹ thuật lập pháp lên trình độ pháp điển hóa. Tư tưởng của pháp luật tự nhiên là đưa pháp luật được giảng dạy vào thực tiễn, khiến nhà làm luật phải xem xét lại toàn bộ hệ thống pháp luật. Từ đó dẫn đến pháp điển hoá.

Ý nghĩa

- Cho phép ý tưởng của trường phái luật tự nhiên biến thành hiện thực.

- Chấm dứt tình trạng manh mún, tràn lan của tập quán.

Giá trị:

- Xây dựng được những bộ luật thành văn hoàn chỉnh đầu tiên (BLDS Pháp 1804, BLDS Đức 1894) làm nền móng cho pháp luật hiện đại.

- Tạo ra sự thống nhất, thuận tiện khi áp dụng pháp luật. - Đưa pháp luật châu Âu lục địa ra khắp thế giới.

- Hình thành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh ở châu Âu.

Hạn chế:

- Làm xuất hiện trường phái luật học thực chứng. Chủ nghĩa luật học thực chứng phủ nhận vai trò của luật tự nhiên và đánh giá quá cao vai trò của pháp điển hoá, cho rằng trong hệ thống pháp luật chỉ có các văn bản pháp luật mới có thể được coi là nguồn luật, coi nhẹ sự quan trọng của tập quán pháp và án lệ

- Không thừa nhận pháp luật tự nhiên, cho rằng pháp luật do nhà nước đặt ra là tối cao.

- Bỏ qua các quy tắc ứng xử xã hội mang tính siêu quốc gia.

Câu 11: Công thức hoá quy tắc pháp lý ở các nước thuộc họ pháp luật La Mã-Đức là gì? So sánh với công thức hoá quy tắc pháp lý ở Việt Nam.

Công thức hoá quy tắc pháp lý ở họ pháp luật La Mã-Đức là một quá trình đi từ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, áp dụng vào thực tiễn để giải quyết tranh chấp, lựa chọn giải pháp nào là đúng đắn nhất, dần dần hình thành các quy tắc pháp lý mang tính bắt buộc chung. Nói cách khác, quy tắc là bước trung gian giữa nguyên tắc và giải quyết tranh chấp. Nó cũng gần như pháp điển hoá. Công thức hoá quy tắc pháp lý ở Việt Nam cơ bản cũng làm theo

các bước trên, tuy nhiên không hoàn thiện. Từ các nguyên tắc pháp lý đến giải quyết tranh chấp thực tế là giai đoạn khó khăn nhưng Việt Nam lại làm quá chủ quan, nóng vội khiến các quy tắc đưa ra không thể áp dụng được. Vd: cấm bán hàng rong trên phố cổ vi phạm trực tiếp quyền tự do buôn bán trong hiến pháp. Những thiếu sót trên chủ yếu do yếu kém trong khâu lập pháp và nghiên cứu pháp luật.

Câu 27: Những đặc điểm của hệ thống tư pháp các nước theo truyền thống Civil Law:

Các đặc điểm của hệ thống tư pháp các nước theo truyền thông civil law:

- Được thiết lập theo một hệ thống

- Toà sơ thẩm được thiết lập ở mọi nơi (cấp thứ nhất); Toà phúc thẩm (cấp thứ hai) tổ chức ít toà hơn; Cấp thứ ba là mọt toà tối cao đứng đầu hệ thống

- Có một vài khác biệt đối với mô hình này : toà sơ thẩm có sự khác biệt phụ thuộc vào tính chất của tranh chấp và giá trị của tranh chấp

- Sự khác biệt về tổ chức các toà phúc thẩm dựa trên sự phù hợp với tổ chức các toà sơ thẩm, điều kiện và căn cứ mà toà phúc thẩm ở đó

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w