Nhà nước liên bang lập pháp trng những vấn đề mà Hiến pháp không tra ch liên bang bằng các

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 64 - 68)

II. HỆ THỐNG TÒA ÁN ANH

o Nhà nước liên bang lập pháp trng những vấn đề mà Hiến pháp không tra ch liên bang bằng các

mà Hiến pháp không trao cho liên bang bằng các cách thức sau

 Cách 1: tạo ra án lệ liên bang khi xét xử những vụ việc được điều chỉnh bởi pháp luật của bang. [Hệ thống tòa án của liên bang và hệ thống tòa án của bang là 2 hệ thống tòa án độc lập với nhau. Về nguyên tắc, Hệ thống tòa án liên bang được thiết lập để xét xử những vụ việc được điều chỉnh bởi Hiến pháp và pháp luật của liên bang. Còn tòa án bang được thiết lập để xét xử những vụ việc được quy định bởi Hiến pháp và pháp luật của bang. Nhưng trên thực tế, Tòa án liên bang vẫn xét xử những vụ việc đáng lẽ thuộc thẩm quyền của hệ thống tòa án bang [Ngược lại, tòa án bang cũng xét xử những vụ việc đáng lẽ thuộc thẩm quyền của hệ thống tòa án liên bang]. Tòa án liên bang xét xử những vụ việc sau đáng lẽ thuộc thẩm quyền của hệ thống tòa án bang

 Những vụ việc có yếu tố đa chủng: ít nhất một trong các bên tham gia là người nước ngoài hoặc là các bên tham gia đến từ 2 bang khác nhau trở lên. Về nguyên tắc những vụ việc như vậy là thuộc thẩm quyền xét xử của hệ thống tòa án bang, nhưng pháp luật Mỹ cho phép các bên mang vụ việc lên hệ thống tòa án liên bang để xét xử nếu các bên sợ sự không công bằng khi xét xử ở hệ thống tòa án bang. Về nguyên tắc, khi xét xử những vụ việc này, tòa án liên bang phải áp dụng luật của bang [bao gồm luật thành văn và án lệ, trong đó án lệ chiếm đa số]. Trước đây, thẩm phán liên bang không chấp nhận án lệ của bang, vì cho rằng mình là thẩm phán tòa án liên bang,

tại sao lại bị ràng buộc bởi án lệ của bang. => Thẩm phán liên bang đã tuyên bố rằng luật của bang im lặng, khi không tìm thấy luật thành văn do nghị viện ban hành. => Thẩm phán liên bang tự đưa ra phán quyết đối với vụ việc dựa trên quan điểm cá nhân của mình. Đầu thế kỷ XX, việc Thẩm phán liên bang tạo ra án lệ khi xét xử những vụ việc được điều chỉnh bởi pháp luật của bang đã bị cấm.

 Cách 2: dựa vào việc giải thích Hiến pháp, nhất là điều khoản thương mại liên bang và dựa vào hoạt động bảo hiến của hệ thống tòa án, đặc biệt là Tòa án tối cao, thì nhà nước liên bang hầu như đã can thiệp vào hầu hết các vấn đề của bang, dù vấn đề trên không được Hiến pháp liên bang ghi nhận. Đây là con đường chủ yếu và quan trọng nhất mà ngày nay nhà nước liên bang mở rộng thẩm quyền mà không ai có thể ngờ tới được.

 Thông qua điều khoản thương mại liên bang: Tại thời điểm Hiến pháp được thông qua, ở khoản 8, Điều 1, Hiến pháp quy định, điều tiết thương mại giữa các bang, điều tiết thương mại với người da đỏ, điều tiết thương mại với nước ngoài. Điều khoản này được đặt tên là Điều khoản thương mại liên bang. Tại thời điểm thông qua Hiến pháp, người ta hiểu rằng, thương mại liên bang, có nghĩa là việc đưa hàng hóa từ bang này sang bang khác. Có nghĩa là nhà nước liên bang chỉ được ban hành luật để điều tiết lưu thông hàng hóa giữa các bang. Nhưng sau đó, Tòa án tối cao liên bang giải thích, Thương mại liên bang ở đây là bất cứ hoạt động gì, kể cả là quy chế, chính sách gì đó làm ảnh hưởng đến thương mại liên bang, v/d: trước đó người ta hiểu rằng, việc chính quyền bang quy định về việc lưu thông tàu thuyền trên sông của bang đó, về nguyên tắc là thuộc độc quyền của bang quy định, nhưng sau đó Tòa án tối cao giải thích rằng,

việc mỗi bang đưa ra chính sách lưu thông, đánh thuế đ/v tàu thuyền lưu thông trên sông của bang, là làm ảnh hưởng đến thương mại liên bang, nên nhà nước liên bang có quyền can thiệp, tuyên bố, giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường không, vô tuyến truyền thông… là thuộc nhà nước liên bang. Thậm chí giờ giấc làm việc của công nhân, về nguyên tắc không thuộc thẩm quyền quy định của liên bang theo Hiến pháp, nhưng nhà nước liên bang vẫn can thiệp. Ví dụ, việc công nhân lò giết mổ ở New York kiện lò giết mổ này ở tòa án liên bang, về vấn đề thời giờ làm việc không phù hợp. Lò giết mổ này cho rằng, vấn đề này không thuộc thẩm quyền của nhà nước liên bang, nên tòa án liên bang không được can thiệp. Tuy nhiên, tòa án liên bang cho rằng, sản phẩm của lò giết mổ New York không chỉ được tiêu thụ trong bang New York, mà còn được tiêu thụ ở các bang khác của nước Mỹ, nên vấn đề này ảnh hưởng đến thương mại liên bang => nhà nước liên bang vẫn can thiệp.

 Thông qua hoạt động bảo hiến: v.d: vấn đề phá thai. Trước năm 1960, có nhiều bang cấm không cho phụ nữ phá thai, nếu phụ nữ phá thai, thì quy vào tội giết người. Sau đó Tòa án liên bang đưa ra phán quyết rằng quyền giữ cái thai lại hay không, là quyền cá nhân được quy định trong Tu chính án của Hiến pháp Mỹ. Do đó, nếu như chính quyền bang đưa ra quy định cấm phụ nữ phá thai là vi phạm quyền này. Sau đó các bang không được phép cấm phá thai. v/d: vấn đề hôn nhân đồng giới. Trước phán quyết của Tòa án năm 2015, nhiều bang ở Mỹ không chấp nhận hôn nhân đồng giới. Khi các bên đưa vấn đề lên Tòa án tối cao, theo lập luận của Tòa án tối cao, việc cấm hôn nhân đồng giới vi phạm Tu chính án về

quyền bình đẳng của mọi công dân Mỹ trước pháp luật. Cho nên Tòa án tối cao ra phán quyết cho rằng việc các bang cấm đối với việc hôn nhân đồng giới là vi phạm Tu chính án về quyền bình đẳng của mọi công dân Mỹ trước pháp luật. Tòa án tối cao tuyên bố hành vi của chính quyền bang khi cấm những người đồng giới kết hôn với nhau là vi phạm Hiến pháp Mỹ. => Hiện tại tất cả chính quyền các bang phải chấp nhận cho đăng ký kết hôn đồng giới. Hiện tại, trong chính sách của các bang ở Mỹ cho phép kết hôn đồng giới.

 Cách 3: Sự tích cực của nhà nước liên bang Mỹ trong vấn đề hài hòa hóa lợi ích của các bang. Về nguyên tắc, các bang được toàn quyền ban hành pháp luật đ/v những vấn đề mà Hiến pháp không trao cho liên bang. Cho nên pháp luật các bang cực kì khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này làm cản trở sự phát triển của nhà nước liên bang Mỹ. Trước khi nhà nước liên bang Mỹ ra đời, các bang tồn tại và phát triển giống như các quốc gia độc lập, phát triển chủ yếu dựa vào giao thương với Hoàng gia Anh. Sau khi nước Mỹ hình thành chế độ liên bang, một trong những con đường phát triển của các bang của Mỹ chính là tăng cường giao thương mua bán giữa các bang với nhau trong nội bộ nhà nước liên bang Mỹ. Do đó, nhà nước liên bang Mỹ chỉ có thể phát triển được nếu pháp luật của các bang hài hòa với nhau.

 Chính quyền liên bang cũng như chính quyền các tiểu bang rất tích cực trong vấn đề làm hài hòa hóa pháp luật của liên bang Mỹ. Hầu hết các trường đại học ở Mỹ đều có trung tâm luật so sánh, để nghiên cứu, so sánh pháp luật của các bang của nước Mỹ với nhau, đưa ra đề xuất, v/d: trong lĩnh vực luật thương mại, ra đời các bộ luật mẫu. Bộ luật mẫu không có giá trị như đạo luật thông thường, mà chỉ là mẫu, khuyến khích các bang khi ban hành pháp luật

về vấn đề đó thì nên theo bộ luật mẫu để đảm bảo tính hài hòa của pháp luật. [v/d hiện nay tất cả các bang ở Mỹ đều đã thông qua Bộ luật thương mại mẫu; còn đ/v Bộ luật hình sự mẫu, thì mới chỉ có một nửa số bang chấp nhận thông qua].

 Nhà nước liên bang có thể tác động đến việc ban hành pháp luật của các bang, thông qua việc đưa ra các lợi ích để đàm phán với các bang ban hành pháp luật theo ý muốn chủ quan của liên bang: Ví dụ: giả sử đ/v độ tuổi uống đồ uống có cồn, là thẩm quyền quy định của pháp luật bang. Nhà nước liên bang muốn nhà nước các bang nâng độ tuổi tối thiểu để được sử dụng các đồ uống có cồn này lên càng cao càng tốt, để giảm tình trạng phạm tội trong thanh thiếu niên Mỹ. Tuy nhiên, có bang lại khuyến khích cty sản xuất bia rượu, vì các cty sản xuất bia rượu đóng thuế rất lớn. Nên ở các bang này, quy định về độ tuổi tối thiểu sử dụng đồ uống có cồn là thấp (15,16 tuổi), trong khi nhà nước liên bang muốn tối thiểu là 18 tuổi. Nhà nước liên bang sẽ đàm phán với các bang này, nếu như các bang đồng ý nâng độ tuổi tối thiểu lên, thì nhà nước liên bang sẽ tài trợ số tiền để xây dựng cơ sở giáo dục hoặc phát triển đường xá… cho các bang này. Chính quyền bang sẽ cân nhắc lợi ích, để xem có nâng độ tuổi tối thiểu sử dụng đồ uống có cồn lên theo ý kiến của nhà nước liên bang hay không.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 64 - 68)