Hiến pháp Liên bang Mỹ

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 59 - 64)

II. HỆ THỐNG TÒA ÁN ANH

2. Hiến pháp Liên bang Mỹ

Đinh hướng

1) Nêu nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc soạn thảo Hiến pháp liên bang 1787

2) Nêu mục đích của việc soạn thảo Hiến pháp liên bang 1787 3) Nêu đặc trưng về mặt nội dung của bản Hiến pháp 1787 so

với hầu hết các bản Hiến pháp khác trên thế giới.

4) Nêu nguyên tắc trong việc tổ chức bộ máy nhà nước liên bang theo Hiến pháp 1787

5) Tại 7 điều khoản đầu tiên, bản Hiến pháp đã tạo ra được thế cân bằng & đối trọng giữa các nhánh quyền lực hay chưa? Tại sao?

6) Hãy nêu nguyên tắc phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang và nhà nước các bang theo quy định tại Hiến pháp.

Ngày 17/12/2017

*) Trong các nguyên nhân dẫn đến việc soạn thảo Hiến pháp liên bang Mỹ 1787, nguyên nhân nào mang tính chính yếu nhất

Đại hội châu lục lần thứ nhất tiến hành vào năm 1774, tại đại hội đó, mục đích là để cầu hòa với Hoàng gia Anh. Nhà nước liên bang chưa ra đời vào năm 1774, mà đến Đại hội châu lục lần thứ hai, các đại biểu đại diện cho 13 khu dân cư quyết định tham chiến với Hoàng gia Anh, thành lập liên minh để tham chiến với Hoàng gia Anh, thì đấy là thời điểm Nhà nước liên bang Mỹ được thành lập. Nhưng tại thời điểm đó, chưa có bất cứ một cơ sở pháp lý, văn kiện pháp lý nào tạo cơ sở tồn tại cho chính quyền liên bang đó.

Bản Điều lệ liên bang được soạn thảo năm 1777, được các bang thông qua năm 1779, và có hiệu lực năm 1781. Đây chính là cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự tồn tại của chính phủ liên bang, nhưng bản

điều lệ liên bang này chưa đượng quá nhiều hạn chế và yếu kém, nên đã tạo ra một nhà nước liên bang “què quặt” (như chính ý kiến của nhà sáng lập, cha đẻ của nước Mỹ): chỉ có quy định về chế định Quốc hội liên bang, không có quy định về chế định Tòa án liên bang, Quân đội liên bang, Chính phủ liên bang. Nhà nước liên bang này không được quyền thu thuế, không được quyền thành lập quân đội. => Nhà nước liên bang này không đủ thực quyền => Nhà nước liên bang đứng trước nguy cơ tan rã + các khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội + sự khủng hoảng lòng tin của nhân dân vào Chính phủ liên bang => Nhà nước liên bang đứng trước nguy cơ tan rã vì cơ sở pháp lý cho nó chứa đựng quá nhiều yếu kém, đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

*) Soạn thảo Hiến pháp liên bang Mỹ

=> Thôi thúc các đại biểu đến từ các bang đưa ra sáng kiến cần phải tổ chức hội nghị để sửa đổi Bản điều lệ liên bang. Lần triệu tập thứ nhất thất bại. Sau đó những người theo chủ nghĩa liên bang (những nhà tư sản công nghiệp, những người làm trong lĩnh vực ngân hàng….) nhờ đến uy tín của Washington. Washington đồng ý chủ trì hội nghị này. Với uy tín của Washington, đã khiến cho các bang cử đại biểu của mình tham dự hội nghị. Mục tiêu ban đầu là xây dựng một chính quyền liên bang có thực quyền, nhưng quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về các bang [Vì mỗi bang hiện là một nhà nước độc lập, không đời nào các bang chịu trao quyền lực của mình cho một nhà nước khác]. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, các đại biểu nhận thấy rằng, để tạo ra một chính quyền liên bang có đủ thực quyền, mà dựa trên việc chắp vá những điều khoản của Bản Điều lệ liên bang là bất khả thi. Nên họ đã quyết định soạn thảo bản Hiến pháp mới để thay thế cho Bản Điều lệ liên bang. Mục đích của bản Hiến pháp là nhằm tạo ra được một Chính phủ liên bang có thực quyền, có thể điều tiết được mối quan hệ giữa các bang và đại diện được cho các bang trong mối quan hệ quốc tế => Quyết định nội dung của Bản Hiến pháp liên bang phải khác với các bản Hiến pháp khác trên thế giới.[Các bản Hiến pháp khác trên thế giới là Khế ước giữa Nhà nước với nhân dân, trong đó quy định tổ chức bộ máy nhà nước, quyền của công dân, giới hạn quyền của Nhà nước]. Bản Hiến pháp liên bang Mỹ không phải ra

đời với mục đích như mục đích của các bản Hiến pháp khác trên thế giới. Mà mục đích của Bản Hiến pháp liên bang Mỹ là: để thiết lập thực quyền cho Chính phủ Liên bang, cân bằng quyền lực của Chính phủ Liên bang với Chính phủ các bang => Người ta gọi Hiến pháp Liên bang Mỹ là khế ước chính trị giữa Nhà nước liên bang với các bang & giữa các nhánh quyền lực của nhà nước liên bang với nhau, chứ không phải là khế ước giữa Nhà nước với nhân dân.

Điều khoản đầu tiên của Hiến pháp Liên bang Mỹ chủ yếu tập trung vào phân chia quyền lực giữa các nhánh quyền lực của Liên bang và phân chia ranh giới quyền lực giữa các bang với liên bang, giữa các bang với nhau.

Quá trình soạn thảo Hiến pháp Mỹ diễn ra vô cùng cam go, nhiều lúc đặt Hội nghị lập hiến trước nguy cơ thất bại. Bởi vì lợi ích của các bang quá trái ngược nhau. Các bang miền Bắc (các bang công nghiệp) muốn tạo ra một nhà nước liên bang thật mạnh, để có thể khiến cho thương mại liên bang Mỹ được hợp nhất trên toàn bộ lãnh thổ liên bang, thì mới tạo ra nhiều lợi ích cho các nhà tư sản công nghiệp, tư sản ngân hàng. Nhưng các bang miền Nam, kinh tế chủ yếu dựa vào việc bóc lột sức lao động nô lệ trong ngành nông nghiệp, những bang này rất sợ chính quyền liên bang mạnh, vì nếu chính quyền liên bang mạnh thì chính quyền liên bang có thể sẽ theo xu hướng trên thế giới là bãi bõ chế độ chiếm hữu nô lệ, mà nếu chế độ chiếm hữu nô lệ bị bãi bỏ thì kinh tế của các bang miền Nam sụp đổ. Bên cạnh đó, những người dân nghèo thấy rằng nếu như giao cho nhà nước quá nhiều quyền lực, thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền tự do của dân chúng.

=> Hiến pháp Mỹ 1787 thể hiện sự thỏa hiệp giữa lợi ích của các bang, giữa các nhánh quyền lực của nhà nước liên bang với nhau… v/d:

+ như nếu quy định về số lượng Hạ nghị sĩ ở Hạ viện đại diện cho các bang phụ thuộc vào dân số của các bang => gây bất lợi cho các bang ít dân. Tuy nhiên số lượng Thượng nghị sĩ ở Thượng viện đại diện cho các bang lại không phụ thuộc vào dân số của các bang => cân bằng lại. )

+ các bang miền nam nhượng bộ cho các bang miền bắc thể hiện ở chỗ: đồng ý cho Chính phủ liên bang điều tiết thương mại liên bang, nhưng ngược lại các bang miền bắc nhượng bộ cho các bang miền nam thể hiện ở chỗ: nhà nước liên bang đồng ý duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ thêm 100 năm nữa.

*) Tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước liên bang

Nguyên tắc tam quyền phân lập: nhà nước liên bang được tổ chức thành 3 nhánh, mỗi nhánh độc lập, toàn quyền thực thi quyền lực mà Hiến pháp trao cho. Người Mỹ đưa thêm nguyên tắc kiềm chế đối trọng. V.d: Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền gì, công cụ gì để Quốc hội toàn quyền, độc lập thực thi quyền của Hiến pháp trao cho. Ngược lại, Hiến pháp cũng trao cho Tổng thống & Tòa án tối cao công cụ để có thể kiểm soát và cân bằng được với Quốc hội.

+ V/d cụ thể: Hiến pháp trao cho Quốc hội toàn quyền ban hành những đạo luật cần thiết để thực thi các quyền lực: quyền thu thuế, quyền điều tiết thương mại liên bang, quyền in tiền…. Bên cạnh đó Hiến pháp trao cho Quốc hội những công cụ để Quốc hội thực hiện quyền lập pháp của mình (Nghị sĩ chỉ có thể bị bãi nhiệm bởi chính viện của mình mà không bị cách chức bởi Tổng thống, hoặc bị xét xử bởi Tòa án liên quan đến hoạt động của mình, trừ các tội phản quốc.., => để cho Nghị sĩ Mỹ toàn quyền trình & thông qua dự án luật. Tên của đạo luật Mỹ được lấy theo tên của nghị sĩ đã trình dự án luật. …). Ngược lại, Hiến pháp trao cho Tổng thống, Tòa án tối cao Mỹ quyền, công cụ để kiểm soát, cân bằng với Quốc hội. Chú ý: Chú ý: kiểm soát & cân bằng, chứ không phải là làm thay. V/d: Quốc hội cho Tổng thống quyền phủ quyết các đạo luật được thông qua bởi Thượng viện & Hạ viện. Tuy nhiên, quyền phủ quyết này không phải là tuyệt đối [vì nếu tuyệt đối, tức là Tổng thống đã can dự vào quyền lập pháp của Quốc hội]. Đạo luật bị phủ quyết sẽ trả lại cho các viện, nếu các viện vẫn bảo lưu quan điểm của mình cho việc thông qua các dự án luật thì các viện sẽ tổ chức thông qua lại, nếu ở lần thông qua lại này, tỉ lệ đồng ý là từ ¾ trở lên thì phủ quyết của Tổng thống là vô giá trị. Như vậy quyền phủ quyết của Tổng thống thể hiện ở chỗ Quốc hội nên cân nhắc, xem xét quan điểm của Tổng thống, nhưng Quốc hội có quyền chấp nhận hoặc phủ nhận

quan điểm của Tổng thống. => Tác động qua lại giữa các bên chỉ dừng ở mức kiểm soát, chứ không ở mức làm thay.

Mặc dù nguyên tắc chung là Tam quyền phân lập + kiểm soát, cân bằng, nhưng trong Hiến pháp Mỹ 1787, quyền lực của nhánh tư pháp là rất yếu, không thể cân bằng được với hai nhánh còn lại. Vai trò của Tòa án Tối cao là vô cùng mờ nhạt, đây chính là chủ ý của những người tạo ra bản Hiến pháp này. Trong quá trình dự thảo bản Hiến pháp này, đã từng có đại biểu đề xuất trao cho Tòa án tối cao quyền phúc thẩm tư pháp, nghĩa là quyền xem xét các đạo luật Quốc hội có vi phạm Hiến pháp hay không, nhưng quan điểm này đã bị bác bỏ, vì sợ rằng: nếu trao quyền này cho Tòa án, thì các bang lo sợ rằng Tòa án tối cao có thể phủ quyết đạo luật của Nhà nước liên bang và cả đạo luật của các bang, khi đó quyền của Nhà nước Liên bang quá lớn. Do vậy, để đảm bảo Hiến pháp được thông qua tại các bang, thì phải bác bỏ quan điểm ấy.

Đến năm 1873, chính Tòa án Tối cao của nước Mỹ đã dám tạo ra quyền phúc thẩm tư pháp. Tòa án có quyền tuyên bố đạo luật của Quốc hội hay hành vi của Tổng thống là vi hiến [Chú ý: chỉ dừng lại ở quyền tuyên bố thôi, chứ không được tuyên hủy]. Chính điều này đã tạo ra thế cân bằng giữa 3 nhánh này. Thông qua quyền phúc thẩm tư pháp, nhánh Tòa án không chỉ là cơ quan xét xử, áp dụng pháp luật nữa, mà còn là cơ quan tác động đến cả chính sách, làm luật nữa. => Trong tất cả các tòa án theo Hệ thống thông luật, thì Tòa án Tối cao của nước Mỹ là tòa án có khả năng tác động đến chính sách, làm luật lớn nhất.

*) Phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với nhà nước các bang

Cơ sở pháp lý: Tu chính án số 10 quy định Nhà nước liên bang chỉ có thẩm quyền trong những quyền hạn mà Hiến pháp trao cho Liên bang, những quyền còn lại thuộc về các bang và nhân dân.

Tuy nhiên, trên thực tế, cả liên bang và bang đều xâm lấn vào thẩm quyền của nhau, bắt nguồn từ việc xâm lấn thẩm quyền lập pháp.

Nguyên tắc: Quyền lập pháp của liên bang là hạn chế, chủ yếu là thuộc về các bang.

Tuy nhiên, trên thực tế cả nhà nước liên bang và các bang đều xâm lấn vào thẩm quyền lập pháp của nhau.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w