BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP 1804 (giáo trình)

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 35 - 38)

Ước muốn về ban hành BLDS không phải xuất hiện lần đầu tiên ở thời Napoleon, mà đã được một số nhà vua Pháp xây dựng nhưng thất bại.

Đặc trưng về văn phong của BLDS 1804: mặc dù lấy ý kiến của các chuyên gia pháp lý miền Bắc & miền Nam, nhưng người chấp bút cho BLDS này là các nhà ngôn ngữ giỏi nhất nước Pháp => văn phong trong sáng, giản dị, đơn nghĩa. Napoleon lựa chọn văn phong văn học, thay vì văn phong pháp lý.

Napoleon không cho bất cứ tồn tại bất kỳ chú giải nào đối với BLDS của mình.

Các giá trị của BLDS Pháp (giáo trình) Ngày 10/12/2017

Hệ thống Tòa án Pháp chia làm 2 nhánh - Tòa án tư pháp

- Tòa án hành chính

Nguyên nhân dẫn đến sự phân chia thành 2 nhánh tòa án: Trước cuộc cách mạng tư sản, các tòa án đã lạm quyền đ/v quyền lập pháp của Nhà vua & Nghị viện. Sau Cách mạng tư sản, phân làm 2 nhánh, trong đó các hoạt động liên quan đến nhà nước, công chức nhà nước được xét bởi Tòa án riêng (Tòa án hành chính), không để cho các tòa án khác (tòa án tư pháp) can thiệp vào.

Nhánh Tòa án tư pháp được thiết kế thành 3 cấp tòa: sơ thẩm, phúc thẩm, tòa phá án.

- Yếu tố Thẩm phán trong các tòa án chuyên biệt: v/d: Tòa lao động, Tòa an sinh xã hội… Đội ngũ xét xử, bên cạnh Thẩm phán chuyên biệt, còn dùng Thẩm phán không chuyên. V.d: người xét xử ở Tòa thương mại có thể là những thương nhân uy tín, hoặc ở Tòa lao động có thể sử dụng những đối tượng đại diện cho quyền lợi của người lao động. => Dùng uy tín của những người này để giúp các bên trong vụ tranh chấp dễ đi đến sự thỏa hiệp.

- Mặc dù nguyên tắc chung của nước Pháp, mọi vụ việc đều phải đảm bảo nguyên tắc 2 cấp xét xử, nhưng có 1 số vụ việc bị giới hạn giải quyết phúc thẩm.v/d: giá trị tranh chấp nhỏ ở mưới dưới 4.000 Euro, giá trị tranh chấp nhỏ hơn chi phí phúc thẩm.

Tòa phá án

- Xem xét việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp dưới để đảm bảo thống nhất áp dụng pháp luật. Thường chỉ xem xét khía cạnh áp dụng pháp luật của vụ việc.

- Thủ tục giới hạn số lần phá án là 2 lần. (trong khi Việt Nam không giới hạn)

- Nếu như ở lần phá án thứ nhất, Tòa phá án tuyên bố hủy bỏ 1 phần hoặc toàn bộ bản án cấp dưới, Tòa án phá án trả lại hồ sơ cho Tòa án cùng cấp với Tòa án đã xét xử lại + không kèm theo hướng dẫn của mình để đảm bảo tính khách quan. Nếu các bên vẫn kháng cáo, kháng nghị, nếu ở lần phá án thứ hai, Tòa phá án tuyên bố hủy bỏ 1 phần hoặc toàn bộ bản án cấp dưới, thì Tòa án phá án trả lại hồ sơ cho Tòa án cùng cấp với 2 Tòa đã xét xử + kèm theo hướng dẫn của mình.

- Có xét xử nội dung vụ việc trong 1 trường hợp duy nhất: quyết định tạm giam 1 người quá thời hạn mà không có lí do chính đáng.

Tòa hành chính

- Một số trường hợp không thuộc thẩm quyền của Tòa hành chính: v/d: xem xét tính hợp hiến của các đạo luật…

- Bên cạnh chức năng xét xử, có thêm chức năng tham vấn (tư vấn) cho cơ quan hành pháp của nước Pháp. Chỉ có 2 tòa: tòa sơ thẩm hành chính (tư vấn cho chính quyền cấp tỉnh), hội đồng nhà nước (tư vấn cho chính phủ). Tòa phúc thẩm không có chức năng tham vấn.

- Có một số trường hợp thuộc trường hợp tham vấn bắt buộc, trong những trường hợp đó, chủ thể liên quan buộc phải có ý kiến tham vấn từ Tòa hành chính: v/d: dự án luật trình cho Nghị viện Pháp phải kèm thêm ý kiến tham vấn từ Tòa hành

chính. Còn những trường hợp còn lại thì tham vấn theo yêu cầu

- Kết quả tham vấn từ Tòa hành chính không có giá trị bắt buộc đ/v các chủ thể liên quan.

Trong hệ thống tòa án Pháp, không có Tòa án nào giữ vị trí tối cao. Tòa phá án đứng đầu nhánh Tòa án tư pháp, Hội đồng nhà nước đứng đầu hệ thống Tòa hành chính.

Tòa xung đột được thành lập nhằm mục đích phân định thẩm quyền xét xử đ/v vụ việc

- Trong TH cả 2 nhánh tòa đều cho rằng mình có thẩm quền đ/v 1 vấn đề

- Trong TH cả 2 nhánh tòa đều cho rằng mình không có thẩm quyền đ/v 1 vấn đề

Từ 1932, Tòa xung đột sẽ trực tiếp xét xử vụ việc chỉ trong trường hợp vụ việc được xét xử bởi 2 nhánh Tòa án nhưng 2 nhánh này đưa ra những nhận định trái ngược nhau.

---

BÀI

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC ANH

Vương quốc Anh - Nước Anh - Bắc Ai len - Scotland - Xứ Wales

Hệ thống pháp luật nước Anh là hệ thống pháp luật áp dụng cho Nước Anh & Xứ Wales.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 35 - 38)