Lịch sử hình thành thông luật *) Giai đoạn trước 1066:

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 39 - 47)

I. CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU CẤU THÀNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH

1.1.Lịch sử hình thành thông luật *) Giai đoạn trước 1066:

1. Thông luật

1.1.Lịch sử hình thành thông luật *) Giai đoạn trước 1066:

*) Giai đoạn trước 1066:

Hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị (giáo trình)

+ Nêu cấu trúc nguồn luật của nước Anh trước 1066 o Tập quán: chiếm ưu thế nhất

o Luật La Mã: Khi đế quốc La Mã rút khỏi nước Anh, thì Luật La Mã cũng dần biến mất

o Luật thành văn: Thời kì này nước Anh chưa có chữ viết thống nhất, phạm vi điều chỉnh của luật thành văn ko điều chỉnh đến dân chúng.

+ Nêu nguyên nhân Luật La Mã không để lại dấu ấn gì quan trọng đ/v bộ phận thông luật nước Anh

o Vị trí địa lý: nước Anh cách xa đế quốc La Mã, giao thông khó khăn, làm cho mức độ cai trị của La Mã đ/v Anh yếu hơn

o Do mục đích cai trị của La Mã đ/v nước Anh chỉ nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, chứ ko nhằm đồng hóa dân Anh

o Điều kiện kinh tế của nước Anh không phù hợp với luật La Mã (vì kinh tế kém phát triển, tự cung, tự cấp): Đây là nguyên nhân quan trọng nhất. Do không phù hợp, nên không đi được vào đời sống của dân Anh.

o Do nguyên tắc áp dụng luật La Mã: nguyên tắc quốc tịch, nguyên tắc công dân. Nên Luật La Mã thường chỉ áp dụng đ/v quan hệ trong đó 1 bên là người dân, binh lính La Mã. Còn quan hệ giữa các công dân nội địa, thì luật La Mã không áp dụng.

o Do sự chống đối của các chúa đất, người đứng đầu lãnh địa, chống lại sự xâm nhập của pháp luật bên ngoài vào trong lãnh địa của mình.

+ Nêu & nhận xét đặc điểm của luật tập quán nước Anh trước 1066?

o Tồn tại dưới dạng nói, dẫn đến dễ phát sinh ra dị bản của tập quán, khó chứng minh sự tồn tại của tập quán gốc. Tòa án Anh thường sẽ mời các vị cao niên, bô lão trong vùng để noí về tập quán

o Phạm vi điều chỉnh của tập quán hẹp: chỉ phù hợp với nền kinh tế tự cung tự cấp. Do vậy, khi nền kinh tế Anh phát triển, thì tập quán sẽ cản trở sự phát triển của kinh tế

o Tập quán mang tính vùng miền, địa phương

=> Chỉ phù hợp với nền kinh tế tự cung, tự cấp, phân quyền, cát cứ.

+ Nêu những đặc điểm cơ bản của hoạt động xét xử của nước Anh trước 1066

o Tòa một trăm & Tòa địa hạt chính là tòa của địa phương. Nhà vua đóng vai trò là Chánh án Tối cao của Vương quốc, tuy nhiên, thẩm quyền xét xử của Nhà vua rất hạn chế, chỉ xét xử những vụ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Hoàng gia, đất nước (v/d: thuế, chính trị…). Còn quan hệ dân sự, hình sự của dân chúng, Nhà vua không thể can thiệp.

o Hoạt động xét xử diễn ra không thường xuyên. Phương thức xét xử mang tính tùy nghi, siêu nhiên. Nhằm bảo vệ giai cấp thống trị.

+ Tại sao lại lồng ghép phần pháp luật của nước Anh trước 1066 vào lịch sử hình thành thông luật

o Quá trình hình thành thông luật chính là quá trình Nhà vua can dự vào tranh chấp của dân chúng. Thẩm phán tìm trong các luật, tập quán trên các địa phương, sau đó lựa chọn luật, tập quán tối ưu nhất, sử dụng biến nó lên thành luật, tập quán quốc gia => Hình thành nên án lệ của hệ thống luật hoàng gia.

Kết luận: Trước thế kỉ XI, nước Anh chưa có HTPL thống nhất. Trong các nguồn luật, thì tập quán là nguồn luật chiếm ưu thế hơn cả. Hoạt động xét xử thời kì này, còn mang nhiều hạn chế.

*)Giai đoạn từ 1066 đến cuối thế kỉ XV

Trước năm 1066, nhà vua nước ANh mất đi nhưng ko có con thừa kế ngai vàng. Trước đây, nhà vua này hứa trao ngai vàng cho William là một quý tộc Anh đang sống ở Pháp. Khi nhà vua Anh mất đi, lại để lại di chúc cho Henry. William mang quân sang xâm lược nước Anh, lấy cớ đòi lại ngai vàng. William trở thành hoàng đế nước Anh. William tạo nên nền móng cho sự ra đời của thông luật. Nội dung

+ Hãy nêu vai trò của vua William và Henry II đối với sự hình thành của bộ phận thông luật

o Các cải cách của William

 Trong lĩnh vực quản lý nhà nước: thành lập Hội đồng cố vấn. Hội đồng cố vấn chính là tiền thân của

Tòa án Hoàng gia về sau. Việc thành lập Hội đồng cố vấn là William học của các nhà vua La Mã. Bên cạnh chức năng giúp nhà vua quản lý đất nước, Hội đồng nhà nước còn kiểm soát việc nộp thuế. Sau này Hội đồng cố vấn biến thành Tòa án về thuế quan.

 Trong lĩnh vực pháp luật: tuyên bố giữ nguyên toàn bộ pháp luật Anglo-Saxon. Vì quyền lực của William ở nước Anh lúc này vẫn còn yếu & vì William biết đến tính bảo thủ của dân Anh & thời này chưa có chữ viết thống nhất.

o Các cải cách của Henry

 Mở rộng thẩm quyền xét xử của mình. Thời điểm này nước Anh xảy ra cuộc chiến Thập tự chinh, để chiến thắng trong cuộc chiến này, nhà vua phải có thêm ngân sách => Nhà vua có nhu cầu mở rộng nguồn thu => Nhà vua đã cho phép dân chúng có thể trả tiền cho nhà vua để nhà vua ban hành ra Writ. Khi người dân thấy quyền & lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, người dân có thể gửi thỉnh cầu lên nhà vua + trả tiền để lấy Writ. Nguyên đơn cầm Writ đến văn phòng tòa án của nhà vua để phân xử => Nhà vua đã can thiệp được vào tranh chấp của người dân. Thẩm quyền xét xử của Nhà vua đã được mở rộng từ thẩm quyền chung sang thẩm quyền chuyên biệt => Nhà vua kiện toàn hệ thống Tòa án của mình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thiết lập hệ thống Tòa án gồm: Tòa án tài chính, Tòa án thẩm quyền chung & Tòa Nhà vua. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các tòa án này so với các tòa án của các lãnh chúa là thấp. Nguyên nhân:

 Vị trí: Toàn bộ các tòa án này cũng như các cơ quan đầu não khác của Hoàng gia đều nằm ở Luân Đôn. Giao thông thời đó không thuận lợi, nên việc đưa vụ kiện ra tòa án hoàng gia rất khó khăn

 Điều kiện thụ lý: buộc phải có Writ cấp nhân danh nhà vua. Quá trình cấp Writ cực kì nhiêu khê. Nhiều trường hợp ngừoi dân tìm đến Writ nhưng bị từ chối

 Tâm lý nghi ngại của người dân đ/v hệ thống tòa án mới này: người dân ko biết nhà vua áp dụng luật, tập quán nào để giải quyết vụ việc, cách hiểu của nhà vua có giống cách hiểu từ trước đến nay hay không.

 Cách thức nhà vua nâng cao cạnh tranh của Hệ thống Tòa án

 Cải tiến hệ thống Writ: ban hành mẫu Writ. Khả năng thắng kiện khi có Writ là 100%.

 Sử dụng bồi thẩm đoàn trong hoạt động xét xử: không sử dụng các hình thức thử thách mang tính siêu nhiên & tùy nghi như trước đây. Xem xét dựa trên lời khai & chứng cứ của các bên tại phiên tòa. Nhà vua còn cho thành lập nhóm người ở địa phương đó, là những người ko biết thông tin gì về vụ việc ở đó, để quá trình xem xét, nghe trình bày, lập luận của các bên, để đưa ra phán quyết công bằng, khách quan nhất. => Tạo ra ưu thế lớn cho các tòa án của Nhà vua. Đây là chế định quyền con người đầu tiên trên thế giới (chỉ sau khi có bản án của Tòa án kết tội một người, thì người đó mới có tội).

 Đưa ra phương thức xét xử lưu động: Đây chính là hoạt động quan trọng thúc đẩy sự ra đời của thông luật. Nếu trước đây các thẩm phán hoàng gia chỉ ngồi ở văn phòng của mình ở Luân Đôn, thì mùa hè, các thẩm phán đi về các địa phương để xử án.

o Nguồn luật áp dụng: áp dụng luật, tập quán địa phương nơi mình đến xét xử. Chứng minh cho người dân thấy thẩm

phán hoàng gia không mang gì khác đến ngoài công lý.

o Kết quả xét xử sẽ phụ thuộc vào việc cá nhân Thẩm phán hoàng gia đó hiểu & giải thích tập quán địa phương đó như thế nào. => Giải thích & áp dụng sáng tạo tập quán địa phương. Do luật & tập quán tồn tại lâu đời, phù hợp với nền kinh tế tự cung tự cấp của nước Anh, trong khi đó các quan hệ xã hội ngày càng phát triển hơn => Luật & tập quán trở nên lỗi thời => đòi hỏi phải có cách giải thích sáng tạo luật & tập quán để phù hợp với điều kiện mới. Đồng thời thẩm phán giải thích phù hợp với lợi ích của Hoàng gia o Hoạt động xét xử này phải được ghi chép

lại. Giúp Nhà vua kiểm soát được các Thẩm phán. Các bản ghi chép này tạo ra rất nhiều giá trị cho HTPL của Hoàng gia ANh

 Giúp cho nhà vua hệ thống được toàn bộ các luật & tập quán của các địa phương điều chỉnh quan hệ xã hội lúc bấy giờ. Trên cơ sở đó, sau này nhà vua mới lựa chọn được luật, tập quán tối ưu nhất để điều chỉnh loại quan hệ xã hội

 Các ghi chép đó sẽ trở thành kinh nghiệm cho bản thân chính thẩm phán đó trong quá trình xét xử về sau, ở các lãnh địa, địa phương khác. Đồng thời, tạo kinh nghiệm cho các thẩm phán đồng nghiệp khác. Và hỗ trợ cho các cuộc thảo luận của các thẩm phán sau này để xây dựng HTPL thông luật anh.

+ So sánh tập quán của nước Anh trước 1066 & trong giai đọan từ 1066 đến cuối thế kỉ XV

o Thẩm phán giải thích & áp dụng tập quán sáng tạo cho phù hợp với điều kiện mới & phù hợp với lợi ích của Hoàng gia.

+ Hình thành thông luật:

o Các nguyên tắc pháp lý của thông luật ra đời dựa trên quá trình thảo luận của các Thẩm phán xung quanh các ghi chép của họ. Về mùa đông, các Thẩm phán tập trung lại văn phòng thẩm phán hoàng gia ở Luân Đôn. Việc làm chủ yếu của họ là thảo luận liên quan đến ghi chép của họ. V/d: Nếu họ thấy rằng đ/v quan hệ tranh chấp dạng M, hiện nay ở nước Anh có 5 luật, tập quán khác nhau cùng điều chỉnh. Các thẩm phán thấy rằng trong số các luật, tập quán đó thì luật, tập quán của địa phương E là tốt nhất. Sau đó các Thẩm phán xem xét cách thức giải thích của thẩm phán xử lý vụ ở địa phương E đã tốt chưa, => đưa ra cách giải thích tốt nhất. Mùa hè sau khi các Thẩm phán về các địa phương để xét xử, họ sẽ áp dụng cách giải thích tốt nhất cho luật, tập quán địa phương E, để thống nhất giải quyết cho các vụ tranh chấp cụ thể tương tự nhau => Dần dần, các nguyên tắc pháp lý được áp dụng thống nhất trên toàn nước Anh. Bắt đầu từ thế kỷ XIII, Đến tận thế kỷ XV, hoàn thiện thông luật Anh.

 Các nguyên tắc pháp lý này được tạo ra trong các bản án của tòa án Hoàng gia

 Các nguyên tắc pháp lý được hình thành dựa trên việc lựa chọn, giải thích & áp dụng sáng tạo đ/v luật, tập quán địa phương => nhằm biến luật, tập quán địa phương biến thành luật, tập quán quốc gia, vừa phù hợp với điều kiện mới, vừa phù hợp với lợi ích của Hoàng gia.

o Ban đầu nguyên tắc tham khảo phán quyết có trước tự nguyện, nhưng sau này là áp dụng bắt buộc.

Thông luật Anh hoàn thiện ở thế kỷ XV khi hội tộ đủ những điều kiện cơ bản sau

+ Có hệ thống Tòa án tập trung: Vì hệ thống Tòa án của lãnh chúa phong kiến bị triệt tiêu (người dân không còn lựa chọn hệ thống tòa án của lãnh chúa phong kiến nữa)

+ Có đội ngũ thẩm phán, Luật sư giàu kinh nghiệm (kinh nghiệm chọn Writ phù hợp, kinh nghiệm phân tích án…)

+ Các bản án phải được công bố. Thường các Tòa án lựa chọn, công bố bản án hay cho công luận

Thông luật (Common law): luật chung, dùng để phân biệt với luật, tập quán chung của từng địa phương.

*) Sự phát triển của thông luật từ thế kỉ XVI đến nay 1.2. Đặc điểm của thông luật

Định hướng

+ Có nguồn gốc từ luật Anh cổ:

+ Hình thành bằng con đường tư pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mang tính liên tục: Nước Anh chưa trải qua hoạt động pháp điển hóa nào toàn diện

+ Coi trọng thủ tục tố tụng:

o sự tồn tại của Writ trước cải cách tòa án 1873-1875. o Để được thừa nhận là án lệ, bản án chứa đựng án lệ phải

thỏa mãn rất nhiều điều kiện khác nhau, trong đó có một số điều kiện về mặt thủ tục.

+ Không có sự phân chia thành lĩnh vực luật công & lĩnh vực luật tư

+ Chủ yếu sử dụng chế tài phạt tiền

+ Nguyên tắc “Stare Decisis” – nguyên tắc nền tảng của thông luật

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 39 - 47)