Giải thích và sử dụng các nguồn lực nước ngoài Sử

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 84)

II. HỆ THỐNG TÒA ÁN MỸ

1.4.2. Giải thích và sử dụng các nguồn lực nước ngoài Sử

dụng

+ Các luật sư Anh, Mỹ khi nghiên cứu pháp luật châu Âu lục địa, tiếp cận VBPL nhưng vẫn hoài nghi nó chưa được khẳng định xử lý bởi các cơ quan Tòa án tối cao.

+ Đối với các luật sư châu âu lục địa khi nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì chỉ tiếp cận đến các VBPL (đạo luật). Ví dụ: Luật sư Anh khi nghiên cứu luật Thụy Điển có thể có nguy cơ xem nhẹ tầm quan trọng của các dự thảo luật và luật sư Thụy Điển khi

nghiên luật của Anh quốc cũng có nguy cơ phải sai lầm theo hướng ngược lại.

+ Quá đề cao đến án lệ hoặc văn bản của các nhà luật học châu âu lục địa, Anh – Mỹ khi tiếp cận đến hệ thống pháp luật => sự thật là trong cả hai hệ thống pháp luật (luật lục địa và pháp luật Anh – Mỹ). Các VBPL và các phán quyết của Tòa án đều là các nguồn luật cho dù vị trí của chúng có khác nhau.

- Giải thích

+ Các nguồn luật nước ngoài nên được giải thích như chúng được giải thích tại các nước đã sản sinh ra các nguồn luật ấy. Nếu muốn hiểu một cách chính xác ý nghĩa của đạo luật hay phán quyết của Tòa án nước ngoài thì không thể giải thích các đạo luật hoặc phán quyết đó theo tinh thần của hệ thống pháp luật của nước mình. + Đối với hệ thống pháp luật Anh – Mỹ có xu hướng giải thích các hệ thống pháp luật căn cứ vào tinh thần của lời văn, còn đối với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa tập trung vào tinh thần của các quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh (Trang 84)