Nhân tố chủ quan:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK PGD 32 (Trang 39 - 42)

1.4.1.1 Từ phía NH :

- Lãi suất cho vay: đây là yếu tố làm thu hút KH, làm tăng doanh số cho vay, làm

cho NH có vốn luân chuyển thường xuyên, có vốn để kinh doanh. Vì nếu lãi suất

của NH nào cao thì khả năng thu hút KH đến vay vốn sẽ thấp hơn những NH có

mức lãi suất thấp. Lãi suất cũng thay đổi so với mức rủi ro tín dụng trên hàng loạt

các yếu tố như số tiền cho vay, thời hạn, chi phí giám sát thực hiện, giám sát khoản

vay và số dư tiền gửi của người vay. Thế nên, lãi suất là yếu tố tác động rất

lớn đối

với mỗi khoản vay nói chung và CVTD nói riêng. Nếu NH áp dụng mức lãi suất

quá cao thì sẽ làm cho nhu cầu vay của cá nhân hoặc hộ gia đình giảm đi, họ sẽ

không dám vay một khoản tiền quá lớn cũng như kéo dài thời gian vay quá

lâu và

nếu không thực sự cần thiết thì họ sẽ không vay. Vậy nên việc NH tăng hoặc giảm

lãi suất cho vay sẽ có tác động không nhỏ đến nhu cầu vay vốn của KH. - Chính sách tín dụng: mỗi NH đều có chính sách cho vay riêng phù hợp với cơ

chế của NH dựa trên những chính sách tín dụng do NHNN ban hành. Đây là văn

bản thể hiện đường lối, chiến lược cụ thể của mỗi NH trong việc tiến hành các giao

dịch và chiến lược cho vay ở từng thời kỳ.

Nếu NH có chính sách tín dụng mở rộng, các hoạt động của NH nên tập trung vào việc tăng trưởng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến chất lượng của hoạt động tín dụng.

Nếu NH có chính sách tín dụng trọng tâm, trọng điểm, các NH sẽ tập trung vào các đối tượng khách hàng mà mình đã lựa chọn.

- Nhân sự: những cán bộ thực hiện việc thẩm định, đánh giá hồ sơ vay phải được

đào tạo chuyên môn và có kinh nghiệm để có thể đưa ra quyết định chính xác về

việc cho vay, hạn chế rủi ro cho NH.

Sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh ngoài yếu tố vật chất, yếu tố vốn thì nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Để đẩy mạnh hoạt động của mình các NH cần có một chiến lược đào tạo con người lâu dài, có chế độđãi ngộ phù hợp để giữ chân cũng như thu hút những người tài giỏi. Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển .

- Công tác thẩm định: quá trình thẩm định đối với KH vay tiêu dùng gặp nhiều khó

khăn do các thông tin về KH có thể không đầy đủ thậm chí không chính xác, không

rõ ràng, bên cạnh đó nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay (thu nhập) có thể biến

động lớn do nguyên nhân chủ quan (ốm, đau, bệnh tật, chết,...) lúc đó thì việc trả

nợ phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của KH.

Vì những khó khăn trên mà thời gian thẩm định thường kéo dài khiến KH không mặn mà lắm với cho vay tiêu dùng. NH nên thực hiện khâu này một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác không gây phiền hà cho KH sẽ tạo được ấn tượng tốt và dể dàng lôi kéo được KH tiềm năng.

1.4.1.2 Từ phía khách hàng:

- Khả năng tài chính: đây là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá rủi ro của NH. Khách hàng có thu nhập cao, tính chất công việc ổn định thì việc thanh

toán nợ cho NH ít bị ảnh hưởng bởi những nhu cầu chi tiêu khác do đó khoản

vay ít

rủi ro.

- Tài sản đảm bảo: đây là cơ sở để phòng ngừa rủi ro tốt nhất. Các khoản vay có

tài sản đảm bảo là những khoản vay an toàn đối với NH vì khi KH không còn khả

năng trả nợ thì NH sẽ phát mãi tài sản và thu hồi vốn vay. Hầu hết các NH

tiến hành

cho vay tiêu dùng khi KH có tài sản đảm bảo.

- Bên cạnh đó, đạo đức của KH: là một yếu tố tiên quyết vì nó thể hiện thiện chí

trả nợ của KH. Vì ngay cả khi KH có thu nhập cao và có tài sản đảm bảo mà không

có ý định trả nợ thì việc thu nợ của NH cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK PGD 32 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w