- Ứng trước tài khoản cá nhân có tài sản đảm bảo: Đây là sản phẩm thấu chi có tài sản đảm bảo cho phép khách hàng chi tiêu vượt số tiền có trên tài khoản tiền
2.2.2 Thực trạng hoạt động CVTD tại TCB — PGD 3/2:
2.2.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng:
Bảng 2.7: Doanh số cho vay qua các năm 2009 - 2011
Đvt : triệu đồng
Năm 2009 2010 2011 2010/2009(%) 2011/2010(%)
Chỉ tiêu tiềnSố Tỷ trọng tiềnSố Tỷ trọng tiềnSố Tỷ trọng Tổng doanh số cho vay 38.978 100% 56.01 6 100 % 79.28 5 100% 43,71% 41,54% Theo thời gian -Ngắn hạn 8.878 22,78% 12.546 22.40% 13.891 17,52% 44,24% 10,72% -Trung dài hạn 30.10 0 77,22% 43.47 0 77,60% 65.39 4 82,48% 44,42% 50,43% Theo mục đích vay -Thế chấp bằng BĐS 5.719 14,67% 7.897 14,10% 10.89 1 13,74% 42,57% 37,91% -Cho vay mua ô tô 7.673 19,69% 14.80 5 26,43% 19.95 4 25,17% 92,95% 34,78% -Cho vay mua BĐS 23.66 3 60,61% 31.61 0 56,43% 45.97 5 57,99% 33,58% 45,44% -Cho vay TD khác 1.923 4,93% 1.704 3,04% 2.465 3,11% -11,39% 44,66% (Nguồn: Phòng tín dụng NH Techcombank - PGD 3/2 )
Qua bảng 2.7 ta thấy được theo thời gian cho vay thì tỷ trọng của cho vay trung dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn. Năm 2009 cho vay trung dài hạn là
30.100tr.đ chiếm 77,22% nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 43.470tr.đ chiếm 77,6% tương đương tăng lên 13.370tr.đ. Năm 2011 cho vay trung dài hạn chiếm 82,48% trong tổng doanh số cho vay tương ứng 65.394tr.đ, so với 2010 doanh số cho vay trung dài hạn tăng 50,43%.
8000070000 70000 60000 50000 Triệu đồng 40000 30000 20000 10000 0 2009 2010 2011 □ Tổng doanh □ Trung dài hạn SVTH: Hồ Thị Kiều Lan 87 MSSV: 0854030135
Nhìn chung, hoạt động cho vay trung dài hạn đang được PGD phát triển rất tốt. So sánh giữa 2009 và 2010 hoạt động cho vay trung dài hạn phát triển mạnh do sự tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô. Đối với hoạt động cho vay ngắn hạn thì lại có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2011 chỉ đạt 10,72% tương ứng 1.345tr.đ so với năm 2010 và chỉ chiếm 17,52% tổng doanh số cho vay. Còn năm 2010 hoạt động vay ngắn hạn tăng tới 44,24% so với 2009 và chiếm 22,40% trong tổng doanh số cho vay.
Nguyên nhân là do các sản phẩm CVTD của NH chủ yếu là cho vay mua xe, mua bất động sản nên nhu cầu vốn thường rất lớn và thời gian vay dài. Đối tượng chủ yếu là KH cá nhân nên họ khó có một số tiền lớn để trả trong thời gian ngắn nên họ phải trả qua nhiều năm.
Tại TCB có rất nhiều sản phẩm tín dụng tiêu dùng, nhưng trong đó có ba sản
phẩm chiếm tỷ trọng chính trong dư nợ tín dụng tiêu dùng và đem lại nhiều lợi
nhuận nhất cho PGD đó là: CVTD thế chấp bằng bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay mua bất động sản.
Năm
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay theo mục đích vay
Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy được hoạt động tín dụng tiêu dùng trên các lĩnh vực đều tăng so với năm trước. Trong cơ cấu CVTD thì cho vay mua bất động sản luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng, đứng thứ hai là hoạt động cho vay mua ô tô và thấp nhất là cho vay khác.
- Cho vay mua bất động sản chiếm tỷ trọng cao là do nhu cầu về nhà ở và đất ở
là nhu cầu mà bất cứ cá nhân nào cũng muốn khi họ lập gia đình hoặc khi thu nhập
tăng lên. Nhất là thời gian gần đây mức sống người dân ngày càng cao, số người tập
trung về thành thị ngày càng tăng dẫn đến tăng nhu cầu mua bất động sản. Thêm
vào đó là do khoản vay mua bất động sản thường có giá trị lớn nên làm cho tỷ trọng
cao trong tổng dư nợ cho vay. Doanh số cho vay mua bất động sản năm 2009 là
xuống còn 56,43%. Năm 2011, dư nợ cho vay mua bất động sản đã tăng trở lại
chiếm 45,44% tương ứng 14.365tr.đ so với 2010 và đạt 57,99% tổng doanh số CVTD. Sau khủng hoảng kinh tế phần nào đã làm cho thị trường bất động sản bị ảnh hưởng làm cho hoạt động CVTD mua bất động sản của NH bị giảm sút, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng PGD vẫn duy trì dư nợ cho vay mua bất động sản với tốc độ tăng trưởng cao.
PGD tập trung cho vay nhiều đối với cho vay mua bất động sản vì cho rằng mức độ rủi ro thấp. NH sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo, khi KH không có khả năng trả nợ, NH thực hiện phát mãi tài sản để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên trong thực tế việc cho này cũng có nhiều rủi ro do việc thẩm định hồ sơ nhà đất phức tạp, việc sử dụng tài sản đảm bảo là nhà, đất phải trãi qua nhiều thủ tục mất thời gian, tiến độ cấp giấy phép quyền sở hữu nhà, đất còn chậm đặc biệt là các dự án chung cư. Vì thế NH thường có những chính sách nhằm ràng buộc ba bên( chỉ giải ngân khi bên bán chuyển giao toàn bộ giấy tờ liên quan đến bất động sản cho NH,...) để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của NH.
- Hoạt động cho vay để mua phương tiện đi lại cũng rất phát triển trong thời gian qua. Doanh số cho vay mua ô tô năm 2010 là 14.805tr.đ chiếm 26,43% tổng doanh
số CVTD tăng 92,95% tương ứng 7.132tr.đ so với 2009, đến năm 2011 doanh số cho vay mua ô tô chiếm 25,17% tổng doanh số CVTD tương đương 19.954tr.đ và tăng 34,74% so với 2010. Tốc độ tăng trưởng của hoạt động này nhìn chung có phần giảm sút nhưng vẫn cao hơn so với một số PGD khác.
- Hoạt động CVTD thế chấp bằng bất động sản vào năm 2011 tăng khá cao, so với 2010 thì hoạt động này đã tăng 37,915 và chiếm 13,74% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng vào khoảng 10.891tr.đ.
- Trong thời gian qua thì cho vay khác chiếm tỷ lệ thấp nhưng gần đây cũng đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2011 là 2.465tr.đ tăng 44,66% so với 2010 và chiếm khoảng 3,11% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Do các khoản cho vay tín chấp
trị
lớn thì họ cũng cần có những nhu cầu tiêu dùng đột xuất, mua sắm những thứ cần thiết hàng ngày,..
2.2.2.2 Doanh số thu nợ: Bảng 2.8 : Doanh số thu nợ từ 2009 - 2011 Đvt: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2010/2009 (%) 2011/2010 (%) Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng doanh số thu nợ 12.940 100% 14.544,60 100% 18.416,20 100% 12,40% 26,62% -HĐTD Doanh nghiệp 3.843,18 29,70 % 3.897,95 26,80 % 4.235,73 23,00% 1,43% 8,67% -HĐTD tiêu dùng 9.096,82 70,30% 10.646,65 73,20% 14.180,47 77,00% 17,04% 33,19% (Nguồn: Phòng tín dụng NH Techcombank - PGD 3/2 )
Từ bảng số liệu ta thấy hoạt động thu nợ của PGD diễn ra rất tốt, trong năm 2011 doanh số thu nợ tăng 26,62% tương ứng tăng khoảng 3.871,6tr.đ so với 2010, còn năm 2010 doanh số thu nợ chỉ tăng 12,40% tương ứng 1.604,6tr.đ so với 2009. Nhìn vào cơ cấu ta có thể thấy PGD chủ yếu thu nợ từ hoạt động tiêu dùng, tỷ trọng thu nợ của hoạt động này luôn chiếm trên 70% tổng doanh số thu nợ.
Tình hình thu nợ từ hoạt động cho vay doanh nghiệp đang có xu hướng giảm, năm 2010 chỉ tăng 1,43% so với 2009 và chiếm 26,8% trên tổng doanh số thu nợ. Đến 2011 tăng lên 8,67% tương ứng tăng 337,78tr.đ nhưng chỉ đạt 4.235,73tr.đ chiếm 23% trên tổng doanh số thu nợ, sở dĩ có sự sụt giảm này là do doanh số cho KH doanh nghiệp vay không nhiều và thêm vào đó là tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến giảm doanh số thu nợ đối với KH là doanh nghiệp.
> Hệ số thu nợ qua các năm từ 2009 - 2011:
Năm 2009:
Doanh số thu nợ 9.096,82
Hệ số thu nợ =---=---= 0,233 Doanh số cho vay 38.978
Năm 2010:
Doanh số thu nợ 10.646,65
Hệ số thu nợ =---=---= 0,19 Doanh số cho vay 56.016
Năm 2011:
Doanh số thu nợ 14.180,47
Hệ số thu nợ =---=---= 0,179 Doanh số cho vay 79.285
Nhìn chung, tình hình thu nợ của PGD không cao. Hệ số thu nợ năm 2009 là 0,233, năm 2010 là 0,19 và chỉ đạt tỷ lệ là 0,179 ở năm 2011.
Tuy vậy, không thể nhìn vào số liệu này để đánh giá hoạt động thu nợ của PGD 3/2 là kém hiệu quả vì trong giai đoạn này phòng giao dịch chủ yếu cho vay trung dài hạn. Đặc điểm của khoản vay này là có giá trị lớn và thời gian đáo hạn từ 5 năm trở lên.
2.2.2.3 Dư nợ cho vay: Bảng 2.9: Dư nợ CVTD từ 2009 - 2011 Đvt: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 Tổng dư nợ 56.950 90.025 111.250 Dư nợ CVTD 31.038 41.980 62.869 Tổng vốn huy động 67.658 90.412 112.325 Dư nợ CVTD / Tổng vốn huy động 45,87% 46,43% 55,97% (Nguồn: Phòng tín dụng NH Techcombank - PGD 3/2 ) 2009 2010 2011 Nă m Biểu đồ 2.4: Dư nợ CVTD từ 2009-2011
Ta thấy tỷ lệ giữa dư nợ CVTD và tổng vốn huy động có sự gia tăng qua các
năm từ 2009 đến 2011. Năm 2009 là 45,87% đến năm 2010 tăng lên chiếm 46,43%
và năm 2011 đã tăng đến 55,97%. Điều này đánh giá được độ tập trung vốn cho
hoạt động tiêu dùng của ngân hàng là tương đối tốt . Cũng như ngân hàng đã tận
dụng được nguồn vốn để cho khách hàng vay. Từ đó góp phần chủ động tạo ra lợi
2.2.2. -4 Nợ quá hạn CVTD:
Tỷ lệ nợ quá hạn của PGD 3/2 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn từ 2009 - 2011
Đvt: triệu đồng
Năm 2009 2010 2011
Nợ quá hạn 1.462 1.368 1.147
Dư nợ cho vay 31.038 41.980 62.869
Tỷ lệ (%) 4,71% 3,26% 1,82%
(Nguồn: Phòng tín dụng NH Techcombank - PGD 3/2
Nă m
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng doanh số cho vay
Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn của PGD khá cao chiếm 4,71% so với tổng doanh
số cho vay, do nền kinh tế giai đoạn này không ổn định thị trường bất động sản bị
đóng băng khiến cho việc kinh doanh bất động sản bị thua lỗ, nhiều KH không còn
đủ khả năng trả nợ NH. Trước thực tế đó, NH TCB nói chung và PGD nói riêng đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ KH như: giảm lãi suất, gia hạn thêm thời gian trả nợ',... những sự hỗ trợ kịp thời này đã góp phần làm tăng uy tín của NH. Những năm 2010, 2011 nền kinh tế đã dần được phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nguồn thu nhập của cá nhân ngày càng ổn định, bên cạnh đó NH đã có chính sách cho vay chặt chẽ hơn để làm giảm đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng nên tỷ lệ nợ quá hạn của PGD trong những năm này đã giảm đáng kể. Năm 2011 chỉ còn chiếm 1,82% trong tổng doanh số cho vay.
2.2.2.5 Tỷ lệ nợ xấu:
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu từ 2009 - 2011
Đvt: triệu đồng
Năm 2009 2010 2011
Nợ xấu 365 530 198
Dư nợ cho vay 31.038 41.980 62.869
Tỷ lệ (%) 1,17% 1,26% 0,31%
(Nguồn: Phòng tín dụng NH Techcombank - PGD 3/2 )
- Tỷ lệ này cho thấy thực chất tình hình tín dụng tại NH. Với một số khoản vay, trong thời gian vừa qua, Ngân hàng hạn chế không giải ngân bằng tiền mặt mà chỉ giải ngân bằng chuyển khoản. Với biện pháp này, ngân hàng có thể hạn chế một số rủi ro với khách hàng không có mục đích vay vốn thực sự. Điều này cũng góp phần giảm nợ xấu trong ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đã có những biện pháp khắc phục nợ xấu, tối thiểu đến mức có thể tuy nhiên do các điều kiện khách quan cũng như ý muốn chủ quan của người đi vay mà giống như tỷ lệ nợ quá hạn ở trên, tỷ lệ nợ xấu năm 2010 cũng có xu hướng tăng so với năm 2009, và đã có điều chỉnh giảm đáng kể năm 2011.
Một trong những mục tiêu mà TCB 3/2 luôn nỗ lực phấn đấu nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiền tệ được an toàn và hiệu quả là phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp nhất. Chất lượng luôn phải đi đôi với tăng trưởng tín dụng do đó việc kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng cá nhân càng được thắt chặt hơn trong năm 2011, kết quả đạt được là tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,31%.
2.2.2.6 Vòng quay vốn tín dụng: Năm 2009: Doanh số thu nợ 9096,82 Vòng quay vốn tín dụng =---=---= 0,263 Dư nợ bình quân 34.595 Năm 2010: Doanh số thu nợ 10.646,65 Vòng quay vốn tín dụng =---=---= 0,292 Dư nợ bình quân 36.509 Năm 2011: Doanh số thu nợ 14.180,47 Vòng quay vốn tín dụng =---=---= 0,270 Dư nợ bình quân 52.425
Từ tỷ lệ trên ta nhận thấy, vòng quay vốn của PGD năm 2009 là 0,263 lần năm 2010 tăng lên là 0,292 lần nhưng đến 2011 có xu hướng giảm chỉ còn 0,270 lần. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của NH nhưng ở phòng giao dịch 3/2 thì chỉ số này vẫn còn thấp, cho thấy khả năng luân chuyển vốn còn khá chậm.
2.2.2.7 Lợi nhuận:
Bảng 2.12: Tỷ trọng lợi nhuận cho vay tiêu dùng
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng lợi nhuận 13.279 17.014 23.823
Lợi nhuận CVTD 7.120 8.697 15.873
Tỷ trọng (%) 53,62% 51,12% 66,63%
(Nguồn: Phòng tín dụng NH Techcombank - PGD 3/2 )
Từ những số liệu ở bảng 2.12 ta có thể nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank - PGD 3/2 liên tục tăng trưởng qua các năm từ 2009-2011. Chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Lợi nhuận CVTD năm 2009 đạt 7.120tr.đ chiếm53,62% trong tổng lợi nhuận, năm 2010 đạt 8.697tr.đ chiếm 51,12% so với tổng lợi nhuận và năm 2011 đạt được 15.873tr.đ chiếm 66,63% của tổng lợi nhuận. Nhìn chung, lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng luôn tăng ổn định qua các năm khẳng định sự phát triển của hoạt động này tại PGD.