TẠI ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN 1.1 Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 27 - 31)

- Luận văn sửdụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê…, xử lý số liệu để nghiên cứu các nội dung của luận văn Từ đó, kết hợp giữa lý thuyết

TẠI ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm quản lý

Trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều cách hiểu và khái niệm khác nhau về quản lý theo các cách tiếp cận khác nhau.

Theo các thuyết quản lý hiện đại thì: “Quản lý là quá trình làm việc với và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động”. [15,tr36]

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển” [8,tr78].

Còn theo tác giả Nguyễn Quốc Chi, Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”.

Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có xác định mục tiêu, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý (quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (chịu sự quản lý), đây là quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người với nhiều cấp độ, nhiều mối quan hệ với nhau.

Như vậy, khái niệm quản lý có thể hiểu: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. Bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng. [13,tr45]

1.1.2. Khái niệm hoạt động quản lý

Hoạt động là phạm trù tâm lý học, tác động qua lại giữa con người (chủ thể hoạt động) với thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân (khách thể hoạt động) với động cơ chiếm lĩnh đối tượng [19, tr.45]. Hoạt động gồm các hành động thực hiện các mục đích tương tự với hành động đó. Mỗi hành động lại bao gồm các thao tác sử dụng phương tiện, điều kiện. Các thành phần trong cấu trúc vi mô của hoạt động có các quan hệ qua lại và diễn ra theo quy trình hoạt động nhất định, tạo ra sản phẩm cả về phía chủ thể và khách thể hoạt động.

Hoạt động quản lý là hoạt động mang tính kỹ thuật, quy trình được quy định rõ trong khuôn khổ các thể chế xác định. Là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ phân công, chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu.

Về nội dung chức năng hoạt động quản lý gồm xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành, kiểm tra giám sát:

- Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu, các con đường, các biện pháp, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hiện các mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý.

- Tổ chức là quá trình sắp xếp phân bổ công việc, chia sẻ quyền hành, nguồn lực cho các thành viên để họ có thể hoàn thành các mục tiêu xác định. Tổ chức là công cụ hết sức quan trọng của quản lý.

- Chỉ đạo là quá trình các chủ thể quản lý điều khiển, hướng dẫn con người trong tổ chức để họ tự nguyện, nhiệt tình, tin tưởng, phấn đấu đạt các mục tiêu quản lý. Chỉ đạo là khâu quan trọng nhất trong quản lý.

- Kiểm tra là đo lường, đánh giá kết quả của việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm tìm ra những ưu điểm và những hạn chế để điều chỉnh khâu lập kế hoạch, tổ chức và lãnh đạo. Các chức năng quản lý có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong một môi trường quản lý xác định.

1.1.3. Khái niệm Ngân sách nhà nước

1.1.3.1. Khái niệm chung về Ngân sách nhà nước

Tài chính nhà nước là một phạm trù kinh tế- lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ như thuế bằng tiền, vay nợ… để phục vụ cho hoạt động của mình hình thành nên ngân sách nhà nước (NSNN), bộ phận quan trọng nhất của khu vực tài chính nhà nước. Tuy nhiên thuật ngữ “ngân sách nhà nước” chỉ thực sự xuất hiện khi nền sản xuất xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định. Lúc này các khoản thu, chi của nhà nước được thể chế hoá bằng luật pháp, tách việc thực hiện quyền lập pháp về NSNN thuộc về Quốc hội và quyền hành pháp về NSNN giao cho Chính phủ điều hành.

Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 khẳng định:“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Với khái niệm trên, khi nói đến ngân sách nhà nước, người ta thường đề cập tới 3 đặc tính cơ bản:

+ Tính pháp lý: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện. + Tính kinh tế: Phản ảnh các khoản thu và các khoản chi.

+ Tính niên độ: Thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Xét về bên trong thì ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng các mối quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Ngân sách nhà nước gồm 2 loại đó là:

- Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách Trung Ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

- Ngân sách Trung Ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp Trung Ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi

của cấp Trung Ương.

1.1.3.2. Khái niệm về Ngân sách nhà nước cấp huyện

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước ta tiến hành chuyển đổi mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cùng với thực hiện cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước nhà, Ngân sách nhà nước (NSNN) huyện cũng được xác định lại về vai trò và nhiệm vụ của mình. Vào ngày 27/11/1989, Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ra Nghị quyết số 186/HĐBT về phân cấp quản lý ngân sách địa phương trong đó có NSNN huyện. Tiếp đến vào ngày 16/02/1992, HĐBT ban hành Nghị quyết số 186/HĐBT sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 186/HĐBT ngày 27/11/1989. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX khẳng định: Ngân sách quận, huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn quận, huyện.

Như vậy, NSNN cấp huyện mang bản chất của NSNN, đó chính là các mối quan hệ giữa cấp ngân sách huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình phân bổ, sử dụng với bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, NSNN huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện; Nó phản ảnh những mối quan hệ một bên là chính quyền cấp huyện với một bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền huyện.

1.1.4. Chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.4.1. Khái niệm chi Ngân sách nhà nước cấp huyện

Chi của ngân sách Nhà nước cấp huyện là qúa trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của cấp huyện. Thực chất chi ngân sách Nhà nước cấp huyện chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Nhà nước tại địa bàn cấp huyện.

Trong các nền kinh tế thị trường và ở nước ta hiện nay, cách phân loại nội dung chi tiêu ngân sách Nhà nước theo tính chất kinh tế của các khoản chi được sử dụng phổ biến. Đây cũng là cách phân loại quan trọng nhất, nó trình bày nội dung

chi tiêu của Chính phủ để qua đó người ta có thể nhận rõ và phân tích, đánh giá những chính sách, chương trình của Chính phủ thông qua các kinh phí để thực hiện các chương trình, chính sách đó.

Theo tính chất kinh tế, chi Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện được chia ra các nội dung:

- Chi thường xuyên; - Chi đầu tư phát triển.

1.1.4.2. Khái niệm và đặc điểm chi thường xuyên Ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 27 - 31)