- Kiểmtra đột xuất: Việc kiểmtra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại đối với một số cơ quan, đơn vị nào đó, hoặc theo chỉ
hiện công khai tài chính, NSNN huyện
3.3.8. Nâng cao hiệuquả cáckhoản chi sựnghiệp
3.3.8.1. Đối với khoản chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo
Trong những năm qua, Nguyên Bình có một lượng lớn lao động được đào tạo và có tay nghề tại địa phương di cư đến các thành phố lớn hoặc nước ngoài làm cho lực lượng lao động chất lượng nguồn lao động nói chung của địa phương suy giảm; lao động ở địa phương chủ yếu là không có tay nghề hoặc chỉ là bán lành nghề, làm việc trong nông nghiệp và các ngành liên quan. Bên cạnh đó, dân số sắp bước vào tuổi lao động của địa phương chiếm tỷ trọng đáng kể, đây là nguồn lao động kế cận và sẽ đóng vai trò to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để có được nguồn lao động tương lai chất lượng thì vai trò của giáo dục và đào tạo nghề có vai trò then chốt; đây là nhân tố hỗ trợ quan trọng cho công cuộc phát triển KT-XH của địa phương trong những năm tới. Từ nguyên nhân đó, địa phương cần phải tăng cường tăng chi cho giáo dục và đào tạo, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của địa phương trong tương lai.
Đầu tiên, nâng cấp chất lượng giáo dục phổ thông, tập trung vào phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Để nâng cấp chất lượng giáo dục điều đầu tiên cần phải tăng số lượng và chất lượng giáo viên thông qua chính sách hỗ trợ về ăn ở, hỗ trợ cho việc đào tạo thường xuyên và học hành trong tương lai ở trong và ngoài huyện. Cùng với đó, huyện cần phải cải thiện chất lượng cơ sở vật chất cơ bản: trọng tâm ở đây là để đảm bảo có cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết (phòng học chức năng, phòng thí nghiệm) ở tất cả các trường. Nguồn kinh phí này có thể được các tổ chức phi chính phủ hoặc cơ quan tài trợ cung cấp, sắp xếp thứ tự ưu tiên trên các lĩnh vực và loại hình cơ sở vật chất được tài trợ dựa trên nguồn kinh phí có được.
Thứ hai, nâng cấp giáo dục và đào tạo nghề: để phục vụ cho nhu cầu về lao động trong địa bàn huyện, địa phương cần tăng cường năng lực của các tổ chức dạy nghề hiện có và mở rộng chương trình giảng dạy bao gồm các khoá học chuyên
ngành nhắm tới các cụm ngành trọng điểm và trọng tâm ưu tiên là các ngành hiện có tại địa phương. Các lĩnh vực bao gồm điện tử, hóa chất, sản xuất sản phẩm từ kim loại, dệt may, thương mại, giao thông vận tải, kinh doanh, xây dựng và đào tạo ngôn ngữ... Để đạt được điều đó cần phải thực hiện các vấn đề như sau:
- Cải thiện cơ sở vật chất của trường dạy nghề, xây dựng quan hệ liên kết với khu vực doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề thông qua chính sách hỗ trợ tài chính để thu hút nhân tài hoặc mời các giáo viên là chuyên gia từ các doanh nghiệp đến dạy các môn học cụ thể và truyền đạt kiến thức của họ cho học viên trên địa bàn huyện.
- Thiết lập các chương trình kết hợp việc giảng dạy trong các trường đào tạo với kinh nghiệm của một đơn vị sử dụng lao động.
- Thu hút những giáo viên có trình độ bên ngoài địa phương bằng các chính sách hỗ trợ như ký hợp đồng dài hạn hoặc toàn thời gian với các giáo viên để giúp họ yên tâm phát triển chuyên môn, hỗ trợ giáo viên, đồng thời triển khai nghiêm ngặt việc đánh giá giáo viên dựa trên kết quả, có gắn trực tiếp đến chế độ ưu đãi, nhà ở, phương tiện đi lại…
Thứ ba, giữ chân các tài năng hiện có và thu hút thêm nhân tài.
+ Giữ chân nhân tài trong huyện: Bên cạnh việc cung cấp giáo dục có chất lượng trên địa bàn huyện thông qua cải thiện giáo dục và đào tạo nghề; địa phương cần có những chính sách ưu đãi, tài trợ học bổng cho sinh viên tài năng để họ có thể theo học tập tại các cơ sở giáo dục có chất lượng tốt hơn trên địa bàn huyện với cam kết trở lại địa phương làm việc sau khi tốt nghiệp.
+ Thu hút nhân tài của địa phương quay lại và nhân tài ở nơi khác đến các ngành trọng điểm làm việc. Để làm được điều đó, cần phải:
- Có chương trình quảng bá sự phát triển và công nghiệp hoá của địa phương nhằm thu hút người lao động có kỹ năng mà địa phương cần.
- Xây dựng chương trình với những ưu đãi đặc biệt về chuyển việc làm hoặc tạo việc làm mới với các hỗ trợ sinh hoạt.
Nâng cấp cơ sở hiện tại: Huyện sẽ nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, tập trung tăng số lượng giường bệnh 30% để đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia (từ 19 giường/100 dân lên 25 giường/100 dân vào năm 2020), và nâng cấp thiết bị và cơ sở vật chất y tế.
Nâng cao hiệu quả và năng suất trong tiếp cận khu vực nông thôn và cung cấp dịch vụ ở cấp xã: Huyện cần đảm bảo tất cả trung tâm các xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Ngoài ra, các cơ sở y tế nhỏ tại các xã sẽ được hợp nhất để phát huy hiệu quả cao hơn. Số lượng bác sĩ ở cơ sở y tế xã phường cũng sẽ được cải thiện.
Huyện cần tập trung đầu tư vào mạng lưới tổng hợp các trạm xá lưu động vùng nông thôn và dịch vụ xe cứu thương có trang thiết bị chăm sóc cơ bản tại các trạm xá lưu động, và đảm bảo người bệnh nhanh chóng đến được bênh viện gần nhất.
Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào chăm sóc sức khoẻ: Địa phương sẽ vận động và khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này đồng thời tạo ưu đãi thích hợp để thu hút đầu tư như ưu đãi về đất đai và giảm thuế.
Tăng số lượng cán bộ đủ trình độ: Mục tiêu chính của huyện trong công tác này là phấn đấu đạt 8 bác sỹ/10.000 người vào năm 2020, 90% số xã có bác sỹ. Ngoài ra, huyện sẽ tập trung thu hút nhân tài ngành y tế trong các lĩnh vực được xác định; có ưu đãi để giải quyết ba vấn đề chính liên quan đến việc giữ chân và thu hút nhân tài:
- Thu nhập thấp và tương lai không hấp dẫn: Cần có chính sách tăng lương, thưởng, cùng các ưu đãi khác như nhà ở, hỗ trợ sinh hoạt khác; bên cạnh đó cần cao nhận thức của người dân về tương lai tích cực của địa phương.
- Môi trường phát triển chuyên môn nghèo nàn: Cần có các chương trình đào tạo được tổ chức tốt để giúp cán bộ phát triển kỹ năng liên tục. Xây dựng các chương trình hợp tác với các cơ sở đào tạo, cơ sở khoa học để đẩy mạnh các sáng kiến xây dựng năng lực cho cán bộ.
có tài năng của địa phương đi học cao hơn và các chương trình học từ xa.
3.3.8.3. Đối với khoản chi hành chính, Đảng, Đoàn thể
Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, thực hành tiết kiệm đối với chi quản lý hành chính đòi hỏi phải tinh giảm bộ máy quản lý bằng những giải pháp đồng bộ sau:
- Rà soát lại toàn bộ bộ máy quản lý nhằm loại bỏ sự chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ, phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tập thể, cá nhân tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
- Từng bước hợp lý hoá thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, hợp lý, quy định cụ thể thời gian xét duyệt, giải quyết công việc tình trạng kéo dài, gây phiền hà cho người dân.
- Xác định số lượng biên chế cần thiết để bố trí nhân lực phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tinh thần trách nhiệm của công chức nhà nước cùng với xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm như tham nhũng, cửa quyền góp phần thanh lọc đội ngũ quản lý.
Tham khảo kinh nghiệm, nghiên cứu triển khai áp dụng các mô hình, quản lý tiên tiến, hiện đại. Đồng thời cần có sự khen thưởng xứng đáng cho những tập thể, đơn vị có sáng kiến nâng cao hiệu quả công việc. Thực hiện phân loại khu vực hành chính Nhà nước để áp dụng chủ trương khoán chi và thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho phù hợp. Cụ thể như:
+ Đối với khu vực các đơn vị có thu thì ngân sách sẽ chi hàng năm các khoản chi như lương đào tạo cán bộ, công chức… Còn lại đơn vị tự đảm bảo cân đối từ nguồn thu của mình, đơn vị có chủ động trả lương lớn hơn quy định theo chất lượng, hiệu quả công việc để khuyến khích người lao động.
+ Đối với khu vực không có thu như cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan hành chính UBND sẽ được Nhà nước đảm bảo toàn bộ nhu cầu chi, song cần tiếp tục nghiên cứu để tinh giảm biên chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và triệt để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.
Đối với các loại chi sự nghiệp khác, để nâng cao hiệu quả đồng thời giảm bớt tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn tài chính của ngân sách cần tăng cường kiểm soát CTX, góp phần đưa pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào cuộc sống. Tóm lại, chi thường xuyên là khoản chi mang tính tiêu dùng nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều mặt của đời sống đời sống kinh tế và xã hội. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường với cải cách bộ máy quản lý hành chính sao cho ngày càng phù hợp với đổi mới của nền kinh tế; vấn đề khoán chi hành chính đối với những đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu đã làm thay đổi phương thức quản lý quỹ ngân sách và kiểm soát chi ngân sách, tạo điều kiện tự chủ tài chính cho các đơn vị.
Theo đó, việc mở rộng từng bước thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính Nhà nước đã bước đầu có những kết quả nhất định như tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ công chức. Mặc dù còn những tồn tại nhất định, nhưng cơ chế quản lý và sử dụng các khoản trong chi thường xuyên của ngân sách đã có những thay đổi tích cực, đáp ứng ngày càng cao cho việc thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn cần thực hiện một cách đồng bộ tích cực các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi thường xuyên.
Đối với chi sự nghiệp văn hoá - thể dục thể thao: Cùng với chủ trương khoán chi cho các cơ sở văn hoá - nghệ thuật, thể dục - thể thao cần thực hiện chính sách hỗ trợ thoả đáng cho những người làm công tác nghệ thuật; chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát hiện tài năng trẻ trên lĩnh vực văn hoá thể thao.
Đối với chi sự nghiệp kinh tế: Có thể cho phép các đơn vị sự nghiệp kinh tế thực hiện liên kết với thị trường nhằm tạo nguồn thu thông qua những đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp hoặc từ cá nhân có yêu cầu về thiết kế, khảo sát, thăm dò theo nhu cầu của khách hàng… qua đó, góp phần tăng thu nhập ngoài lương cho cán bộ nghiên cứu hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế.
3.4. Kiến nghị