Về quản lý chi sựnghiệp đảm bảo xã hội: Chi sựnghiệp đảm bảo xã hội là khoản chi của ngân sách huyện nhằm giải quyết các vấn đề mang tính xã hội phát

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 76 - 80)

sinh trên địa bàn huyện gồm: chi trợ cấp Tết, hưu trí, thôi việc và khoản trợ cấp khác, chi trợ cấp cho người già, trẻ mồ côi…. Ngoài ra các khoản chi này còn đáp ứng nhu cầu chi phòng, chống các tệ nạn xã hội. Cả 3 năm từ 2017 – 2019, chi đảm bảo xã hội huyện có sự biến động tăng giảm nhẹ. Cụ thể:

Năm 2017 thực chi sự nghiệp đảm bảo xã hội là 10,792 triệu đồng, vượt dự toán 32,4%. Tuy nhiên đến năm 2018 do một số khoản chi đảm bảo xã hội chưa thực hiện kịp thời nên chi lương hưu và bảo đảm xã hội chỉ đạt 90,3% dự toán (đều tương ứng 10,016 triệu đồng). Tuy nhiên đến năm 2019, số chi vượt 1,1% (tương ứng 203 triệu đồng) so với dự toán.Các khoản chi này nhằm chi trợ cấp cho các gia đình đối tượng chính sách và giúpgiảm các tệ nạn xã hội có xu hướng. Bên cạnh đó khoản chi này còn sử dụng để chi cho công tác nâng cấp, xây dựng, sửa chữa nghĩa trang, đài tưởng niệm, chi hoạt động văn hóa thể thao quần chúng, chi cho công tác xây dựng nhà tình nghĩa, chi phòng chống tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, do tính đa dạng của các đối tượng chi và một phần phụ thuộc vào ý chủ quan, trình độ phẩm chất của cán bộ quản lý lao động xã hội nên vẫn còn xảy ra tình trạng xác định sai đối tượng chi, chưa đảm bảo tính kịp thời của các khoản

chi, thực hiện mức chi chưa hợp lý giữa các đối tượng… vai trò của khoản chi đảm bảo xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần được phát huy triệt để hơn nữa, chi sự nghiệp phải đảm bảo xã hội bám sát dự toán việc quản lý theo dự toán được quan tâm đúng mức.

Hoạt động quản lý chi thường xuyên hành chính, Đảng, Đoàn

Bảng 2.9: Tổng hợp chi thường xuyên NSNN cho y tế, sự nghiệp kinh tế huyện Nguyên Bình giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1 Chi hoạt động của các cơ quan

quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể 91,311 99,879 139,700

1.1 Chi quản lý nhà nước 60,419 67,105 102,711

1.2 Chi hoạt động Đảng, tổ chức chính trị 28,677 30,139 34,126

1.3 Chi hỗ trợ hội, đoàn thể 2,215 2,635 2,863

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NSNN huyện Nguyên Bình 2017, 2018, 2019

Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan Nhà nước, hoạt động của Đảng và các cơ quan đoàn thể khác như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân..., chủ yếu là chi tiền điện, nước, điện thoại, báo chí, vật tư văn phòng, hội nghị khánh tiết, tiếp khách… Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng khá lớntrong các khoản chi thường xuyên chiếm trên 23% tổng chi thường xuyên ngân sách huyện trong giai đoạn 2017 – 2019 vừa qua.

Qua bảng 2.9 cho thấy, số chi thường xuyên cho quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể giai đoạn 2017 - 2019 tại huyện Nguyên Bình chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi thường xuyên ngân sách huyện và chi vượt so với dự toán. Cụ thể: năm 2017, tỷ trọng này là 23,36% so với tổng chi thường xuyên của huyện trong năm, chi vượt dự toán 22,21% tương ứng vượt 16,597 triệu đồng, năm 2018và năm 2019 tỷ trọng đạt lần lượt 25,31% và 33,02% so với tổng chi ngân sách thường xuyên, vượt 26,70% và 29,22% so với dự toán huyện đề ra.

gồm chi cho sinh hoạt phí cán bộ, chi phụ cấp đại biểu HĐND, chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi cho tiền công lao động theo hợp đồng… nhưng chủ yếu các khoản chi tập trung ở 3 nội dung: chi lương, phụ cấp; chi mua sắm sửa chữa tài sản cho trụ sở; các khoản chi khác.Đặc biệt huyện Nguyên Bình đang từng bước thực hiện NĐ 43- NĐCP/2006 của Chính phủ (năm 2014) và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP thay thế (từ năm 2015) về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước. Nghị định này được đưa vào thực hiện nhằm tinh giảm biên chế, đơn giản hoá bộ máy hành chính Nhà nước đến tận cơ sở, tăng hiệu quả làm việc bằng các chính sách khuyến khích về tài chính. Mặc dù, Nhà nước có lộ trình tăng lương hàng năm cho cán bộ công chức, nhưng kéo theo giá cả cũng tăng theo nên có thể lương trêndanh nghĩa là tăng, nhưng lương thực tế lại không tăng, cách thức chi trả lương theo bậc, ngạch lương và đều đặn tăng theo số năm công tác chưa khuyến khích được tính năng động, tính nhiệt thành trong công việc của cán bộ.

Chi khác ngân sách: đây là những khoản chi ngoài danh mục các khoản chicủa chi thường xuyên NS. Những khoản chi này không được thể hiện chi tiết, cụ thểtrong dự toán nên khó hạch toán, quản lý và kiểm tra. Tuy khoản chi này chiếm tỷlệ nhỏ trong cơ cấu chi thường xuyên NSNN (trung bình chiếm khoảng 0,5% chithường xuyên NSNN), nhưng đây lại là khoản chi mà thường hay xảy ra thất thoát,lãng phí, tiêu cực, sai phạm nhất. Bởi vì các khoản chi cho mục “Chi khác” rấtchung chung, trên thực tế chi cho mục “Tiếp khách” còn nhiều, không đúng với dự toán hoặc báo cáo quyết toán. Ngoài ra hầu hết các lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về việc cần giảm chi cho các khoản chi khác này, đôi lúc chỉ quan tâm đến việc chi, chứ chưa để ý đến việc hạch toán các khoản chi này để đảm bảo tính hợp lý, đúng quy định.

2.1.2.4. Quyết toán chi thường xuyên NSNN huyện Nguyên Bình

Cuối năm ngân sách, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính, Sở tài chính và các quy định pháp luật, thủ trưởng các đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách lập quyết toán ngân sách của đơn vị mình gửi cho cơ quan quản lý cấp trên.Số liệu thể

hiện trong báo cáo quyết toán ngân sách phải đảm bảochính xác, trung thực; Nội dung báo cáo phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo Mục lục NSNN và đúng biểu mẫu theo quy định của Bộ Tài chính phát hành. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nguyên Bình trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán, lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách của huyện bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã nói chung và gồm chi thường xuyên ngân sách huyện nói riêng trình UBND huyện xem xét, gửi Sở Tài chính tỉnh, đồng thời trình HĐND huyện phê chuẩn. Đồng thời gửi Kho bạc nhà nước huyện Nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HĐND huyện.

Nhìn chung, công tác tổng hợp quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện Nguyên Bình trong thời gian qua đều thực hiện khá tốt theo luật định. Về cơ bản, các đơn vị đã thực hiện tốt công tác lập báo cáo quyết toán năm đầy đủ, tương đối chính xác và đồng bộ, gửi và báo cáo cơ quan chức năng theo đúng thời gian, trình tự quy định, phê chuẩn đúng thẩm quyền. Điều này có tác dụng tốt cho việc kiểm tra quá trình chấp hành dự toán và đánh giá được mức chấp hành dự toán, các biện pháp thực thi để rút kinh nghiệm cho năm ngân sách tiếp theo. Thông qua quyết toán ngân sách cho thấy một vấn đề bất cập xảy ra là số thực chi ngân sách hàng năm luôn có độ chênh so với dự toán đầu năm, thường cao hơn số dự toán. Điều này cho thấy quá trình lập, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn chưa được tốt. Huyện Nguyên Bình đã chú trọng ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công tác kế toán và quyết toán nói riêng cũng như công tác quản lý NSNN nói chung.

Trong giai đoạn 2017-2019, huyện đã ứng dụng phần mềm kế toán DAS 9.0 cho đơn vị cấp huyện, các trường học ứng dụng phần mềm MISA cho đơn vị cấp xã. Việc sử dụng phần mềm giúp cho công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện hạn chế được sai sót và đảm bảo thời gian quyết toán.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý quyết toán chi thường xuyên NS thị xã cũng còn một số hạn chế:

- Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm.

- Phân cấp trong lập và duyệt quyết toán ngân sách chi thường xuyên hiện nay chưa rõ ràng và kém hiệu quả. Có nhiều cơ quan cùng tham gia vào quá trình lập và duyệt quyết toán như cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản, song việc phân công trách nhiệm chưa rõ, chưa thực hiện được việc xem xét để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của từng nghiệp vụ thu chi ngân sách thể hiện trên chứng từ, vì vậy quyết toán ngân sách còn mang nặng tính hình thức.

- Việc xử lý vi phạm trong công tác quyết toán chưa được thực hiện quyết liệt. Báo cáo quyết toán của nhiều đơn vị sử dụng ngân sách chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu, chất lượng báo cáo chưa cao; nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Báo cáo quyết toán của một số đơn vị phải điều chỉnh, sửa chữa dẫn đến tình trạng một số đơn vị còn chậm về thời gian khi nộp báo cáo quyết toán.

- Trong quá trình quyết toán chi thường xuyên ngân sách chủ yếu thựchiện ở Phòng Tài chính – Kế hoạch dựa trên hồ sơ đơn vị lập nên là chủ yếu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 76 - 80)