- Luận văn sửdụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê…, xử lý số liệu để nghiên cứu các nội dung của luận văn Từ đó, kết hợp giữa lý thuyết
c. Tiêu chí đánh giá công tác quyết toán chithường xuyên NSNN
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một số địa phương có thể rút ra một vài kinh nghiệm thiết thực làm bài học cho huyện Nguyên Bình, Cao Bằng trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN như sau:
Thứ nhất, huyện cần tuân thủ và thực hiện hoạt động quản lý NSNN theo luật và các văn bản hướng dẫn, ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về mục tiêu, cách thức cũng như biện pháp thực hiện.
Thứ hai, coi trọng cải cách hành chính trong hoạt động quản lý ngân sách; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực trong dân và các tổ chức trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; hướng hoạt động quản lý chi ngân sách
theo kết quả đầu ra.
Thứ ba,chính quyền cấp huyện cần coi trọng vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế và các chính sách liên quan đến thu, chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH một cách toàn diện và vững chắc. Vì NSNN liên quan đến nhiều tổ chức, đối tượng, chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng.
Thứ tư,thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế, quản lý chi ngân sách cho các cấp chính quyền ở huyện trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ. Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quy trình ngân sách từ khâu lập dự toán phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu ngân sách;
Thứ năm,thực hiện các biện pháp hoạt động quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách xuyên suốt chu trình quản lý ngân sách từ lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra số liệu báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.
Thứ sáu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được xác định rõ về mục tiêu, chỉ tiêu và có chương trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này không những giúp cho việc định lượng mức độ tiết kiệm so với định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà còn tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa tình trạng thất thoát, lãng phí, tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ bảy, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và điều hành hoạt động chi tiêu NSNN giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến chi tiêu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NSNN.
Thứ tám, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán đối với các công đoạn từ lập dự toán đến tổ chức thực hiện và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Tóm lại, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm hoạt động quản lý NSNN của một địa phương, có thể tổng kết một số kinh nghiệm có giá trị làm bài học kinh nghiệm
cho huyện Nguyên Bình trong hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN.
Tuy nhiên, để các chính sách thực thi có hiệu quả cần phải có sự đồng thuận từ phía Chính quyền, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư... và việc áp dụng những bài học này vào thực tiễn cũng cần vận dụng một sách linh hoạt, sáng tạo không dập khuôn máy móc phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC