Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 89 - 93)

- Kiểmtra đột xuất: Việc kiểmtra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại đối với một số cơ quan, đơn vị nào đó, hoặc theo chỉ

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân khách quan trước hết là bắt nguồn từ những quy định của các văn bản pháp luật, việc điều hành, chỉ đạo từ trung ương, bao gồm:

Thứ nhất, chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ngân sách nhiều năm.Luật NSNN hiện nay quy định việc lập dự toán ngân sách hàng năm.

Thứ hai, hệ thống các văn bản pháp luật về NSNN chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.Thời gian qua hệ thống các văn bản pháp luật về NSNN không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng còn nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh; các văn bản dưới Luật còn thiếu, chưa đồng bộ, còn chồng chéo, ban hành chậm so với yêu cầu thực tế.

Thứ ba, các hướng dẫn và đánh giá chi NSNN còn lỏng lẻo.Chi NSNN, đặc biệt là chi thường xuyên do tính chất đặc thù của các khoản chi này là có tính ảnh hưởng, lan toả rộng và đôi khi không dễ dàng xác định được lợi ích. Hiện nay, chưa có một khung thống nhất để xem xét tổng chi phí và tổng lợi ích, chưa có các quy

định cụ thể trong việc cái gì được xem là lợi ích, cái gì được xem là chi phí. Việc báo cáo định kỳ còn mang hình thức. Cơ chế thưởng, phạt đối với việc tuân thủ cũng chưa rõ ràng.

Thứ tư, nguyên nhân thực hiện chi ngân sách thường xuyên cao hơn so với dự toán, đó là do thực hiện chi trả chế độ tiền lương mới và ngân sách tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu và các chế độ chính sách như phụ cấp ưu đãi cho đối với công chức, viên chức; phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; các chế đội chính sách đối với vùng đồng bào khó khăn ...vv..

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống. Mặc dù luật NSNN chỉ quy định hình thức lập ngân sách hàng năm và chỉ hướng dẫn phân bổ tập trung nguồn vốn, hạn chế dàn trải, nhưng luật không cấm việc phân bổ nhằm theo đuổi các mục tiêu chiến lược. Hơn nữa luật cũng quy định cụ thể thời kỳ ổn định ngân sách, trong đó ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi, ổn định mức phân bổ ngân sách và số bổ sung cân đối. Việc không phân bổ dựa vào các mục tiêu cần phải đạt được để phân bổ ngân sách, không có cơ sở xác định để phân bổ ngân sách thì việc phân bổ ngân sách dễ bị chi phối bởi các nhân tố chủ quan, thay đổi theo các nhân tố chi phối từng năm.

Thứ hai,công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tại một số đơn vị củahuyện còn bị coi nhẹ, trình độ đội ngũ cán bộ và lập dự toán chưa sâu, chưa có bộ phậnchuyên trách ở một số đơn vị cho lĩnh vực lập dự toán. Dự toán được lập còn chưa bám sát quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện, chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra của cấp trên giao.

Thứ ba, tính chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước chưa nghiêm và định mức dự toán chi còn quá thấp chưa đáp ứng đúng thực tế do đó các đơn vị sử dụng NS khó thực hiện đúng dự toán được duyệt. Chi thường xuyên NSNN chưa hướng đến kết quả đầu ra; điều này cũng do chức năng của hệ thống chính quyền hiện còn chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa có tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động cụ thể; nhiệm vụ hàng năm xây dựng thiếu cụ thể nên khi thực hiện

thường lý giải sự tăng thêm những nhiệm vụ mới, hay do khối lượng công việc phát sinh để từ đó đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung ngân sách.

Thứ tư, về quyết toán chi thường xuyên ngân sách: đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính một số các đơn vị chưa được tăng cường đúng mức về chất lượng và số lượng theo yêu cầu công việc, trình độ nghiệp vụ kế toán chưa đồng đều, nhiều đơn vị không có kế toán ngân sách chuyên trách mà phải kiêm nhiệm nên thường không kịp thời phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh, cuối năm công tác khóa sổ, lập báo cáo quyết toán thường chậm trễ, dẫn đến công tác lập báo cáo quyết toán ngân sách không đảm bảo thời gian.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán chi thường xuyên ngân sách thực hiện chưa thực sự tốt, còn mang tính hình thức, thiếu trách nhiệm trong tổ chức phối hợp, hình thức xử lý chưa nghiêm minh, xử phạt chưa đúng mức. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách chưa thực sự chặt chẽ, chưa xử phạt triệt để, có những sai phạm được phát hiện nhưng đối tượng vi phạm chưa thực hiện qua nhiều năm nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý nghiêm, tuy có phát hiện những bất cập trong chế độ chính sách áp dụng đã cũ nhưng việc kiến nghị các cấp thẩm quyền cấp trên để hoàn chỉnh hành lang pháp lý chưa thực sự sâu sát.

Thứ sáu, năng lực, trình độ quản lý, điều hành NSNN từ cơ quan quản lý về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, hạn chế. Sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành và các xã, thị trấn, huyện trong quá trình quản lý ngân sách chưa thực sự nhịp nhàng. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng mức, khi phát hiện những sai sót việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chưa nghiêm. Công tác giám sát đánh giá, việc theo dõi, đánh giá hiệu quả còn bị xem nhẹ.

Thứ bảy, công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các văn bản pháp luật mới về NSNN, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, chưa sâu rộng, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan, đơn vị và của cán bộ còn hạn chế, chưa

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w