Tiêu chí đánh giá quản lý tổ chức thựchiện và chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 40 - 42)

- Luận văn sửdụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê…, xử lý số liệu để nghiên cứu các nội dung của luận văn Từ đó, kết hợp giữa lý thuyết

d. Tiêu chí đánh giá quản lý tổ chức thựchiện và chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN

NSNN

Chấp hành dự toán chi thường xuyên là một trong những nội dung quan trọng của chấp hành dự toán chi NSNN - khâu thứ hai của quy trình hoạt động quản lý NSNN.

Thời gian tổ chức thực hiện và chấp hành NSNN ở nước ta được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên cần dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất, dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu (hoặc tổng mức chi nếu đó là kinh phí đã nhận khoán) đã được duyệt trong dự toán. Hầu hết nhu cầu chi thường xuyên đã có định mức, tiêu chuẩn, đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt và thông qua.

Thứ hai, dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo. Mặc dù các khoản chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán nhưng một khi số thu thường xuyên không đảm bảo vẫn phải cắt giảm một phần nhu cầu chi.

Thứ ba, dựa vào các chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành. Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác tổ chức chấp hành dự toán chi NSNN. Tính hợp lệ, hợp lý của các khoản chi của NSNN sẽ được đánh giá dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ chi của Nhà nước hiện đang có hiệu lực thi hành.

d. Tiêu chí đánh giá quản lý tổ chức thực hiện và chấp hành dự toán chithường xuyên NSNN thường xuyên NSNN

- Sử dụng NS chi thường xuyên phù hợp với dự toán được phê duyệt.

các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến quản lý, sử dụng NSNN; vận dụng các chính sách có liên quan trong sử dụng NSNN đúng theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ được giao đã được phê duyệt trong bản dự toán kịp thời; việc cấp phát vốn, kinh phí cấp kịp thời, chặt chẽ.

- Sử dụng NS thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả, không bị lãng phí, tham ô làm thất thoát nguồn vốn NSNN.

- Hồ sơ, tài liệu thanh toán đầy đủ, đúng theo quy định.

1.2.3.4. Quyết toán chi thường xuyên NSNN

Đây là công việc cuối cùng trong mỗi chu trình hoạt động quản lý các khoản chi thường xuyên nói riêng và chi NSNN nói chung. Nó chính là quá trình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo trong những năm sau.

a. Yêu cầu với quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện

Trong quá trình quyết toán các khoản chi thường xuyên ngân sách Nhà nước phải chú ý tới các yêu cầu cơ bản sau:

- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ quy định: Việc xét duyệt quyết toán năm đối với những khoản chi thường xuyên phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Xét duyệt từng khoản phát sinh tại đơn vị.

+ Các khoản chi phải đảm bảo đủ các điều kiện chi.

+ Các khoản chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán, đúng mục lục ngân sách Nhà nước và đúng niên độ ngân sách.

+ Các chứng từ chi phải hợp pháp: Sổ sách và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc nhà nước.

- Số liệu trong báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực: Nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục ngân sách đã quy định.

các cấp chính quyền trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, phải có xác nhận của kho bạc đồng cấp và phải được cơ quan nhà nước kiểm toán.

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu. Có như thế mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan. Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước sẽ được thực hiện tại các đơn vị cụ thể. Do đó việc quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước thuộc về trách nhiệm của các đơn vị dự toán và cơ quan tài chính.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG (Trang 40 - 42)