- Kiểmtra đột xuất: Việc kiểmtra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại đối với một số cơ quan, đơn vị nào đó, hoặc theo chỉ
2.2.1. Những kết quả đạt được
Qua phân tích thực trạng chi thường xuyên và kết quả hoạt động quản lý chi thường xuyên, có thể đánh giá hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNNtại huyện Nguyên Bình đã đạt được một số kết quả như sau:
- Hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Nguyên Bình từ năm 2017đến nay đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ trước và đã đạt được những kết quả nhấtđịnh. Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trêntất cả các lĩnh vực hoạt động của huyện. Ngoài các khoản chi thường xuyên, huyện đãđáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất, nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũngnhư các trường hợp trợ cấp đột xuất khác.
- Công tác tổ chức bộ máy hoạt động quản lý chi thường xuyên: Việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên một cách tương đối rõràng giữa các cấp chính quyền huyện với xã đã góp phần nâng cao tính tự chủ của cácđơn vị sử dụng NSNN ở địa phương; qua đó, không những tạo điều kiện cho chínhquyền huyện hoạt động độc lập hơn trong khả năng của mình để xây dựng các chínhsách chi tiêu, mà còn hướng tới việc nâng cao tính trách nhiệm về chính trị, tính hiệuquả và minh bạch trong quản lý chi NSNN.
- Công tác quản lý lập dự toán: Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả Ngân sách nhà nước. Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện tại huyện Nguyên Bình cho thấy, về cơ bản việc lập dự toán chi ngân sách đã được thực hiện theo đúng nguyên tắc, nội dung, trình tự quy định.
- Công tác quản lýchấp hành dự toán: Việc chấp hàng dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sửdụng đúng mục đích, tiết kiệm, từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời giancấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của kho bạc ngàycàng chặt chẽ hơn.
- Công tác quản lý quyết toán: Việc lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nềnếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo
cáo quyết toán đã phảnánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng như nhữnghoạt động của đơn vị trong năm ngân sách.
- Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chươngtrình KT-XH của huyện như: Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trìnhphát triển thương mại du lịch, phát triển kinh tế vùng rau an toàn, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông… Cơ cấu chi ngân sách huyệnđã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộhuyện đề ra.
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách của huyện Nguyên Bình còn bộc lộ những hạn chế, cần phải khắc phục:
- Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán chi NSNN còn có sự đan xen, lồng ghép, làm mất tính chủ động của các cấp ngân sách bên dưới. Hệ thống chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức chi tiêu phần chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời, thiếu đồng bộ, chậm thay đổi, bổ sung so với thay đổi thực tế nhưng gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Các định mức xây dựng dự toán về giáo dục, y tế, đào tạo, quản lý hành chính thấp, chưa gắn với đặc điểm địa phương (về cơ cấu dân số, trình độ dân trí, tỷ lệ học sinh...). Các chế độ chi tiêu tiếp khách, chế độ hội nghị, công tác phí, điện thoại, xăng dầu, các định mức sử dụng tài sản công... còn thấp, chưa đầy đủ và chậm được bổ sung, sửa đổi gây lãng phí và khó khăn trong công tác quản lý tài chính.
+ Việc phân bổ dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện tốt, đôi khi chưa khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế, điều này thường xảy ra đối với các đơn vị dự toán cấp 1 có các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, các đơn vị này thường có xu hướng muốn giữ lại một phần dự toán chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc dưới danh nghĩa phục vụ cho các nhiệm vụ chung của ngành.
+ Việc báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu, chất lượng báo cáo chưa
cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Báo cáo quyết toán của một số đơn vị phải điều chỉnh, sửa chữa dẫn đến tình trạng một số đơn vị còn chậm về thời gian khi nộp báo cáo quyết toán.
- Phương thức lập và phân bổ sự toán chủ yếu theo phương pháp truyền thống, dựa vào kiểm soát chi phí các yếu tố đầu vào theo niên độ từng năm một mà không theo kế quả đầu ra. Các thông số về đầu ra cũng như về kết quả thương ít được quan tâm, nên ngân sách thiếu thực tế dễ bị điều chỉnh và có thể tạo ra một kết quả ngoại ý.
Bên cạnh đó, việc sử dụng cơ sở nguồn lực hiện có làm căn cứ lập dự toán tuy có tính hiện thực về mặt tài chính, dễ làm, phù hợp với tác phong và tư duy quản lý hiện thời nhưng cũng bộ lộ nhiều bất cập như việc lập ngân sách ngắn hạn, chủ yếu ngân sách hàng năm, do đó không được đánh giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực gắn kết với những chương trình phát triển KT-XH hàng năm. Thiếu vắng hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên chi tiêu. Cách phân bổ ngân sách hiện nay không dựa trên nền tảng lý luận tài chính Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thiếu chiến lược rõ ràng, không cho phép đạt được các mục tiêu chi NSNN đề ra mà còn góp phần làm cho nguồn chi eo hẹp càng cạn kiệt hơn.
- Chi ngân sách vẫn xảy ra tình trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin cho. Đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách, một số đơn vị thực hiện không đúng theo quy trình quản lý chi ngân sách, chi thường xuyên không theo như dự toán nhưng lại không đề nghị điều chỉnh, giữa dự toán và thực hiện dự toán có sự chênh lệnh lớn, nhưng vẫn được chấp nhận quyết toán. Điều này là trái với quy định của Luật NSNN.
Các xã, thị trấn thiếu chủ động trong việc bố trí sắp xếp điều hành chi theo dự toán được giao và khả năng nguồn thu cho phép, chi không có nguồn đảm bảo dẫn đến tình trạng nợ ngân sách xã ngày càng gia tăng. Tình trạng sử dụng ngân sách ở một số đơn vị còn lãng phí, chưa thực sự tiết kiệm chống lãng phí, chưa hiệu quả vẫn còn xẩy ra ở các mức độ khác nhau làm mất lòng tin của cán bộ, nhân dân trong sử dụng tiền của nhân dân, của tập thể, của Nhà nước.
- Hiệu suất công việc trong khu vực công thấp, công chức không thực sự cố gắng, trình độ và năng suất không cải thiện, thêm vào đó điều kiện làm việc nghèo nàn làm suy yếu hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao như khối lượng, chất lượng công việc của đơn vị chưa được thực hiện, nên việc chi trả thu nhập tăng thêm còn mang tính cào bằng, bình quân.
- Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có tiến hành thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị còn sai phạm về tài chính, ngân sách, chưa kết hợp được.thanh tra với phân ích hiệu quả sử dụng kinh phí chi thường xuyên để tham mưu cácbiện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách. Công tác kiểm soát chi củaKBNN cơ bản đảm bảo đúng quy định, tuy nhiên công tác cải cách thủ tục hành chínhcủa KBNN còn chậm, giải quyết công việc đôi khi còn cứng nhắc, gây khó khăn chocác đơn vị sử dụng ngân sách trong quan hệ giao dịch với kho bạc.