- Phòng Tài chính – Kế hoạch (TCKH) huyện Nguyên Bình là cơquan chuyên môn được UBND huyện giao trọng trách quản lý NSNN nói chung và Ch
2 Cơ cấu chi Giáodục, đào tạo và dạy
nghề (%) 49,00 42,81 51,68
- Chi sự nghiệp giáo dục 95,41 94,91 95,46
- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 1,54 1,59 1,56
- Chi sự nghiệp dạy nghề 3,06 3,50 2,98
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NSNN huyện Nguyên Bình 2017, 2018, 2019
Trong tổng chi thường xuyên, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng cao, năm 2017 chiếm tỷ trọng 49%; sang năm 2018, 2019 tiếp tục tăng lên 218,574 triệu đồng(chiếm 51,68% tổng chi thường xuyên năm 2019). Trong đó, chi cho sự nghiệp giáo dục luôn chiếm khoảng 95% cơ cấu chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề so với chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hay chi sự nghiệp dạy nghề. Tuy nhiên, tỷ trọng khoản chi này khá thấp trong tổng GDP đạt bình quân là 0,70%/GDP/năm,
con số này vẫn còn rất thấp với các địa phương khác và mức bình quân chung của cả nước. Như vậy, xét về mặt tương đối thì khoản chi ngân sách cho giáo dục huyện Nguyên Bình lại có chiều hướng giảm và giữ ổn định trong giai đoạn 2 năm gần đây.Với chủ trương tăng quyền tự chủ cùng với sự phát triển về quy mô và tỷ trọng chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong thời gian qua đã góp phần đem lại một số thành tựu nhất định trong hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh, cụ thể là:
+ Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là các trường phổ thông.
+ Nâng cao đời sống của giáo viên qua các bước cải cách chế độ tiền lương. + Hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập tiểu học theo đúng mục tiêu.
Việc chấp hành dự toán về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện, cơ sở vật chất của các trường học ngày càng được nâng cao. Chi sự nghiệp đào tạo tập trung vào các lĩnh vực: kinh phí đào tạo của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công chức, viên chức của huyện… góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị của cán bộ trên địa bàn.
Hiện nay, huyện hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 (trẻ đi học đúng độ tuổi) cao đạt 97,86%, 34 trường đạt trường chuẩn quốc gia (87,2% tổng số), tỷ lệ tốt nghiệp PTTH đạt 96,43%, tỷ lệ học sinh đỗ đại học đạt 43,31%. Địa phương được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo đánh giá là đơn vị thực hiện hiệu quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở mức độ 2, chất lượng giáo dục đào tạo huyện được đánh giá khá tốt. Mặc dù có những chuyển biến tích cực và đóng góp nhất định cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong thời gian qua, tuy nhiên thực trạng quản lý chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo hiện đang tồn tại một số vấn đề cần giải quyết, đó là:
- Phân bổ ngân sách cho giáo dục - đào tạo chưa hợp lý: Hiện nay, định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục ngay từ khi được tỉnh giao số dự toán được căn cứ theo dân số nhằm mục đích tạo sự công bằng về nhịp độ phát triển giữa địa phương, tỷ lệ học sinh/giáo viên, tỷ lệ chi lương và ngoài lương. Cách phân phối này có ưu điểm là đơn giản cho việc tính toán và phân bổ. Tuy nhiên, phân bổ theo định mức căn cứ theo dân số là một chỉ tiêu mang tính ước lượng khó chính xác vì tình trạng di dân hiện nay là khá phổ biến, từ đó dẫn đến sự thiếu minh bạch trong quá trình phân bổ.
vật chất cho đội ngũ giáo viên: Chế độ tiền lương hiện vẫn chưa là nguồn sống chủ yếu cho những người hưởng lương từ NSNN nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng. Hiện tượng giáo viên phải nghỉ dạy hoặc phải làm những công việc khác để tăng thu nhập, không còn thời gian chuyên tâm vào công tác giảng dạy và nâng cao trình độ... còn diễn ra khá phổ biến trong ngành giáo dục. Đặc biệt là đời sống rất khó khăn của hầu hết đội ngũ giáo viên ở các xã khó khăn chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
Chi thường xuyên y tế, sự nghiệp y tế và sự nghiệp đảm bảo xã hội
- Chi cho sự nghiệp y tế là một khoản chi cơ bản trong chi thường xuyên với mục tiêu cung cấp dịch vụ công cộng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện. Trước đây, chi sự nghiệp y tế áp dụng cơ chế bao cấp toàn bộ nhu cầu tài chính của các tổ chức y tế đều do NSNN đài thọ. Tuy nhiên, sự tài trợ này chỉ đáp ứng khoảng 50% - 60% nhu cầu thiết yếu. Hiện nay, với chủ trương xóa bỏ bao cấp của NSNN đối với sự nghiệp y tế, bên cạnh nguồn viện phí được động viên từ người bệnh, Nhà nước đã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội. Đây là hình thức huy động phí bảo hiểm của các cá nhân tập thể để hình thành quỹ bảo hiểm y tế.
Thời gian qua chi NSNN cho sự nghiệp y tế được sử dụng vào các hoạt động chủ yếu sau:
+ Cấp phát kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
+ Thực hiện các chương trình trọng điểm của ngành y tế.
+ Chi về khám, chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho những đối tượng chính sách, hỗ trợ y tế người nghèo, dân tộc, vùng khó khăn.
+ Chi về tăng cường cơ sở vật chất khám và chữa bệnh cho các trạm xá, bệnh viện.
Bảng 2.8: Tổng hợp chi thường xuyên NSNN cho y tế, sự nghiệp kinh tế huyện Nguyên Bình giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dự toán Thực chi % Dự toán Thực chi % Dự toán
Thực chi % Tổng chi thường xuyên 275,870 390,826 141.67 318,420 394,601 123.92 364,944 422,929 115.89 Trong đó: .... Chi Y tế 22,374 23,671 105.8 30,452 26,437 86.8 30,433 28,471 93.6 Chi sự nghiệp kinh tế 8,846 60,957 689.1 14,301 76,221 533.0 24,270 56,159 231.4 Chi sự nghiệp bảo đảm xã hội 8,154 10,792 132.4 11,096 10,016 90.3 10,248 10,097 98.5
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NSNN huyện Nguyên Bình 2017, 2018, 2019
Từ Bảng 2.8 có thể thấy, ngân sách chi sự nghiệp y tế trong thời gian vừa qua chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng chi thường xuyên của huyện Nguyên Bình. Khoản chi sự nghiệp y tế giai đoạn 2017 - 2019 chiếm tỷ trọng trong khoảng từ 6% đến gần 10% so với tổng chi thường xuyên. Năm 2017 chi thường xuyên sự nghiệp y tế đã chi vượt so với dự toán 5,8%, nhưng năm 2018 và 2019 thì chỉ chi lần lượt 86,8% và 93,6%so với dự toán đề ra và cấp trên giao cho huyện. Hiện tại, chi sự nghiệp y tế vẫn đang có chiều hướng ổn định, trong tầm dự toán và kiểm soát của huyện. Với chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp trong đó có các hoạt động của ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh và năng suất lao động của cán bộ ngành y, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho một nền y học hiện đại và đặc biệt là tạo điều kiện mở rộng mạng lưới y tế. Trong những năm qua, huyện Nguyên Bình tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho bệnh viện đa khoa huyện, và các trung tâm y tế xã.
Tuy nhiên, hiện nay chi ngân sách cho lĩnh vực y tế còn thấp, chỉ bằng khoảng 12% đến 15% so với chi cho sự nghiệp giáo dục. Mặc dù đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của hoạt động y tế trong đời sống xã hội, tuy nhiên, quản lý chi sự nghiệp y tế huyện Nguyên Bình vẫn còn một số tồn tại:
+ Chi thường xuyên y tế còn dàn trải, không trọng điểm, từ đó tính hiệu quả không cao đặc biệt là những khoản chi nâng cấp trạm xá, phòng khám tại các xã vùng sâu vùng xã; người dân thiếu tin tưởng vào chất lượng phục vụ của các cơ sở y tế tại các huyện nên tạo thêm áp lực về quá tải giường bệnh cho bệnh viện tuyến tỉnh.
+ Chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo mức thu nhập, chế độ trợ cấp bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên: trực đêm, trực ca mổ... đã dẫn đến những tiêu cực phí trong ngành y tế vẫn tồn tại làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành.