- Chính sách, pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra về ATTP:
1.5.1. Kinh nghiệm kiểm tra về an toàn thực phẩm tại một số sở y tế
1.5.1.1. Kinh nghiệm tại Sở Y tế Sơn La
Hiện, trên địa bàn tỉnh Sơn La có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ. Nhằm ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm về ATTP. Sở y tế đã phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện kiểm tra công tác ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành quản lý; đồng thời chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo các văn bản của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP tỉnh. Ngoài ra, để nâng cao nhận thức về công tác bảo đảm ATTP cho người dân và các cơ sở sản xuất, Sở đã đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm, quy định xử lý vi phạm về ATTP và văn bản liên quan đến kiểm tra về an toàn thực phẩm lĩnh vực Y tế; tổ chức phổ biến kiến thức ATTP và xác nhận kiến thức ATTP cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh với 28 đơn vị với số lượng 274 người; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 19 cơ sơ sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, Sở đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm các hành vi lợi dụng chính sách khuyến khích
tiêu dùng hàng Việt để tiêu thụ hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh ATTP; cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành, phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh ATTP. Ngoài ra, Sở đã lập đoàn kiểm tra trên 46 cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, sản xuất rượu thủ công tại 06 huyện, thị xã, thành phố. Kết quả kiểm tra, cho thấy, bước đầu các cơ sở đã có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh; các cơ sở bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, có đầy đủ dụng cụ chế biến thực phẩm, chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất được khám sức khỏe định kỳ.
Giai đoạn 2017-2019, Sở y tế tập trung triển khai “Tháng hành động vì ATTP”; đầu năm 2020 hướng dẫn triển khai thực hiện quy định về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các tổ chức, cá nhân thuộc ngành Y tế; đồng thời tiếp tục tổ chức các đợt tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức, ý thức chấp hành về quy định bảo đảm ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; tích cực phối hợp với các ngành chức năng trong kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP…
1.5.1.2. Kinh nghiệm tại Sở Y tế Bắc Giang
Theo chức năng, nhiệm vụ, Sở Y tế Bắc Giang đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm (ATTP) tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; đồng thời giải quyết kịp thời các sự cố ATTP, xử lý theo thẩm quyền những tập thể, cá nhân vi phạm, cụ thể: Kiểm tra 504 cơ sở sản xuất thực phẩm; phát hiện 98 cơ sở vi phạm, đạt tỉ lệ 19,4%; xử phạt 98 cơ sở với tổng số tiền hơn 39,7 triệu đồng; 98 cơ sở bị nhắc nhở; 98 cơ sở bị tiêu hủy với giá trị tiêu hủy hơn 22,2 triệu đồng. Lý do vi phạm chủ yếu là không thực hiện khám sức khỏe cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ theo quy định; sử dụng người lao động không mang, mặc trang phục bảo hộ đúng quy định; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng; hàng vi phạm về nhãn mác; cơ sở sản xuất chả thịt sử dụng phụ gia quá thời hạn sử dụng trong sản xuất
Đặc biệt, trong năm 2019, toàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đạt được kết quả đó là do thời gian qua, bên cạnh việc ban hành Kế hoạch, chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở y tế triển khai các hoạt động liên quan đến công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh ban hành một số quy định, văn bản, kế hoạch và phối hợp triển khai hoạt động đảm bảo ATTP; chỉ đạo tuyến huyện, thành phố, thị xã hoàn thiện công tác truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng ATTP, hoàn thiện biện pháp bảo đảm ATTP, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong Tháng hành động vì ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố…
Thông qua việc quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của Sở y tế về ATTP đã giúp nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng từng bước được nâng lên, các cơ sở có ý thức hơn đối với hàng hóa, thực phẩm tham gia vào thị trường. Cùng với đó, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã chú trọng triển khai thực hiện việc đầu tư trang thiết bị đo kiểm di động hoặc cố định tại các chợ trung tâm với mục đích hoàn thiện kiểm soát nguồn gốc, chất lượng thực phẩm, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng ATTP và cảnh báo nhanh cho cộng đồng. Các hoạt động cụ thể được triển khai bao gồm: Trang cấp các trang thiết bị, dụng cụ, bộ test xét nghiệm nhanh chỉ tiêu ATTP trong các loại thực phẩm phổ biến ở chợ; tập huấn nâng cao năng lực kiểm nghiệm ATTP cho cán bộ chuyên môn tuyến tỉnh, huyện, thành phố, thị xã; thành lập Tổ liên ngành lấy mẫu và kiểm nghiệm nhanh; triển khai lấy mẫu thực phẩm và kiểm tra chất lượng ATTP bằng phương pháp kiểm nghiệm nhanh 01 lần/tuần (khoảng 150 mẫu các loại). Năm 2019, Sở Y tế Bắc Giang đã triển khai lấy kiểm nghiệm nhanh 520 mẫu thực phẩm các mẫu bún, phở, bánh bèo, bánh đúc, chả giò, chả lụa, mẫu tôm, cá, mực, rau củ quả muối, rau tươi, trái cây (nho, táo xanh, mận, ổi) kiểm nghiệm các chỉ tiêu: Hàn the, Focmon,
salicylic, nitrat, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, kết quả 01 mẫu không đạt yêu cầu (phát hiện tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật), chiếm tỷ lệ 0,2 %.
Ngoài ra, các lực lượng chức năng Sở y tế cũng đã tổ chức giám sát mối nguy ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm trên địa bàn, nhất là chú trọng tập trung giám sát tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ đầu mối trên địa bàn. Lực lượng chức năng đã tiến hành gửi phân tích tại phòng thí nghiệm 30 mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản gửi phòng kiểm nghiệm phân tích các chỉ tiêu về ATTP; test nhanh gồm 253 mẫu thực phẩm và mẫu nông thủy sản với kết quả 07 mẫu không đạt yêu cầu (phát hiện hàn the trong mẫu thử), chiếm tỷ lệ 2,8%.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đảm bảo ATTP gặp một số khó khăn, vướng mắc, đó là: Hệ thống văn bản pháp luật về ATTP tương đối hoàn thiện, mức xử phạt vi phạm hành chính về ATTP theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP đã được nâng cao phù hợp để răn đe đối tượng vi phạm nhưng đối với địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu các cơ sở có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ nên việc áp dụng xử lý vi phạm còn gặp khó khăn. Vai trò chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của chính quyền, đặc biệt ở cấp xã, phường, thị trấn chưa thực sự được phát huy. Năng lực hoạt động của hệ thống ATTP càng về tuyến dưới càng hạn chế. Mặc dù phát hiện vi phạm nhưng việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết, đặc biệt ở tuyến huyện, xã, phường, thị trấn. Việc đầu tư nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP còn hạn chế và chưa đáp ứng nhu cầu. Phương tiện đi lại chưa đáp ứng nhu cầu triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát...
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm ATTP trong tình hình mới, thời gian tới, Sở y tế thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm kiểm tra về an toàn thực phẩm; hoàn thiện hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; biểu dương điển hình
tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP bị xử lý theo quy định...
Song song với đó, Sở Y tế Bắc Giang cũng chú trọng việc áp dụng quy trình chất lượng tiên tiến, mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; chỉ đạo đơn vị truyền thông trên địa bàn tỉnh hoàn thiện thông tin, tuyên truyền về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm; tập trung truyền thông để chuyển đổi hành vi, tập quán lạc hậu không đảm bảo ATTP, hướng vào đối tượng sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa... Đặc biệt, lực lượng chức năng hoàn thiện công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc; quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm hoàn thiện vi chất dinh dưỡng...