Mục tiêu hoạt động kiểm tra về an toàn thực phẩm tại Sở Y tế tỉnh Cao Bằng đến năm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI SỞ Y TẾ TỈNH CAO BẰNG (Trang 73 - 74)

- Thực trạng công tác giám sát, điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm:

3.1.1.Những định hướng về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm

3.1.2. Mục tiêu hoạt động kiểm tra về an toàn thực phẩm tại Sở Y tế tỉnh Cao Bằng đến năm

Cao Bằng đến năm 2025

Thứ nhất, khẩn trương rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm để sớm trình QH sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý; khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công kiểm tra về ATTP; hoàn thiện hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Đến hết năm 2025 cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Thứ hai, đến hết năm 2025, kiện toàn cơ bản xong bộ máy kiểm tra về an toàn thực phẩm tại địa phương theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, hoàn thiện hiệu lực, hiệu quả. Ở cấp xã, phường trực thuộc, phân công cán bộ theo dõi an toàn thực phẩm. Hoàn thiện năng lực, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ kiểm tra về ATTP ở các cấp.

Thứ ba, phấn đấu giảm mạnh số vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người, giảm tỷ lệ mẫu thực phẩm kiểm tra không đảm bảo an toàn, tăng tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm so với giai đoạn trước.

Thứ tư, hoàn thiện chính sách về đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm đồng bộ với quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất an toàn;

Thứ năm, đẩy mạnh kiểm tra về ATTP sang kiểm soát theo quá trình sản xuất, dựa trên phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm; hoàn thiện hoạt động truy

xuất nguồn gốc thực phẩm; chỉ đạo các địa phương phát triển, nhân rộng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn và kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; hoàn thiện năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm;

Thứ sáu, bố trí đủ ngân sách cho công tác kiểm tra về ATTP theo dự toán. Cho phép sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để phục vụ kiểm tra về an toàn thực phẩm, trong đó được trích một tỷ lệ hợp lý khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý, tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. Hoàn thiện xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra về ATTP.

Thứ bảy, hoàn thiện công tác giáo dục truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm;

Thứ tám, chú trọng công tác đào tạo, hoàn thiện tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức đào tạo lại cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm tại các tuyến; từng bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tích cực vận động sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công tác an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI SỞ Y TẾ TỈNH CAO BẰNG (Trang 73 - 74)

w