- Chính sách, pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra về ATTP:
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Cao Bằng)
2.2. Thực trạng an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Trong những năm gần đây trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc tập thể với quy mô ngày càng rộng, tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cũng tăng cao, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của con người, mà còn thiệt hại về kinh tế đối với cá nhân người mắc bệnh, gia đình họ và cả cộng đồng. Các bệnh này đã tạo ra một gánh nặng lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và giảm đáng kể năng suất kinh tế. Chính vì vậy việc đảm bảo VSATP được coi là một trong những vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của địa phương.
Hiện nay Tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh phát triển du lịch và kinh tế, cũng là địa bàn phức tạp về ATTP của toàn tỉnh với 13.639 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm với 2 loại hình là doanh nghiệp và hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Đảm bảo ATTP để hạn chế ngộ độc thực phẩm xẩy ra trong các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh
thực phẩm luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý về ATTP. Việc xây dựng các mô hình điểm về ATTP là điều hết sức cần thiết trong thời điểm này. Hiện tại, Tỉnh Cao Bằng vẫn chưa thực hiện xây dựng được mô hình tiên tiến về ATTP, chưa có lò giết, mổ gia súc tập trung… việc quy hoạch trồng rau sạch cũng chưa thực hiện được.
Tình hình ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại Tỉnh Cao Bằng đã được tác giả nghiên cứu hệ thống qua việc phân tích số liệu thu thập được trên thực tế của các mẫu nghiên cứu cũng như trong kho dữ liệu của Chi Cục ATTP Tỉnh Cao Bằng dưới đây:
Bảng 2.1. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại Sở Y tế tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2017-2019
Các chỉ tiêu về thủ tục hành chính
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
SL % SL % SL %
Được cấp giấy đăng ký kinh
doanh thực phẩm 8.811 70,4 9.423 71,5 11.664 77.5
GCN đủ ĐK VSATTP còn
hiệu lực 7.114 87,4 8.204 85,4 9.128 80,2
GCN cơ sở đủ ĐK VSATTP
được cấp đã hết hiệu lực 1.321 11,9 1.510 12,1 2.319 11,25 Chưa được cấp GCN cơ sở
đủ ĐK VSATTP 4.173 26,1 4.389 34,6 5.112 32,5
Nguồn: Chi Cục VSATTP Tỉnh Cao Bằng
Kết quả Bảng 2.1 cho thấy năm 2019 có đến 32,5% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP; 11,25% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP nhưng đã hết hạn vẫn tiếp tục hoạt động.
Bảng 2.2. Các nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm do môi trường xung quanh cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại Tỉnh Cao Bằng
Nguyên nhân Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
SL % SL % SL % Nguyên nhân ô nhiễm Bụi, khói 112 22,2 110 0,0 122 15 Tiếng ồn 101 20,4 82 17,7 73 16.25
Kho chứa hóa chất 17 1,9 18 2,0 9 1.25
Khu vực tù đọng nước
thải sinh hoạt 64 7,4 51 3,8 55 6.25
Khu vực tù đọng nước
thải công nghiệp 33 5,6 30 5,3 23 3.75
Gần cơ sở chăn nuôi gia
súc 17 1,9 15 1,7 11 1.25
Cuối hướng gió các khu
vực ô nhiễm 43 5,6 40 5,0 37 3.75
Nguồn: Chi Cục VSATTP tỉnh Cao Bằng
Kết quả bảng 2.2 cho thấy 27.5% số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh; Nguyên nhân gây ô nhiễm là bụi, khói 15%, tiếng ồn là 16.25%, gần khu vực tù đọng nước thải sinh hoạt là 6.25%, gần khu vực tù đọng nước thải công nghiệp là 3.75%, gần cơ sở chăn nuôi gia súc là 1.25%, cuối hướng gió các khu vực ô nhiễm là 3.75%.
Như vậy, xét trên các số liệu thống kê và phân tích thực trạng. Ta có thể thấy được tình hình các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn Cao Bằng có khoảng 25% không đạt tiêu chuẩn ATTP theo quy định của luật ATTP năm 2018. 85% còn lại vẫn chưa đảm bảo tối đa như theo quy định của luật ATTP.
BCĐ liên ngành về ATTP tỉnh Sở y tế Chi cục VSATTP
Phòng Y tế TTYT huyện
Trạm Y tế