- Thực trạng công tác giám sát, điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm:
3.1.1.Những định hướng về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm
3.2.2. Giải pháp về thông tin, giáo dục và truyền thông an toàn thực phẩm
Để hoàn thiện hoạt động kiểm tra về an toàn thực phẩm tại Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cần thực hiện giải pháp về thông tin, giáo dục và truyền thông an toàn thực phẩm. Giải pháp xuất phát từ nguyên nhân hạn chế chủ quan xác định do việc thông tin, giáo dục và truyền thông an toàn thực phẩm của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng chưa đảm bảo nội dung, chưa có đủ phương tiện và phương pháp thông tin, giáo dục và truyền thông an toàn thực phẩm trện diện rộng để số lượng người dân tiếp cận động đảo. Công tác tuyên truyền nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu “phải thật sâu, thật rộng, thường xuyên, liên tục”, nhất là chiều sâu, điểm nhấn còn hạn chế. Một số địa phương chưa chuyển tải hết chính sách đến người dân hoặc dân chưa hiểu, phần lớn đọng lại ở cán bộ chủ trì cấp cơ sở. Việc tập huấn, hướng dẫn của Sở y tế chưa kịp thời, vẫn còn mang tính một chiều, chưa có nhiều nội dung mang tính phản biện và
giải đáp những vướng mắc của cơ sở nên tác dụng chưa cao. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân còn dàn trải, hiệu quả thấp, chất lượng các tiêu chí đạt được còn ở mức tối thiểu, tính bền vững chưa cao.
Việc thực hiện do Sở Y tế tỉnh Cao Bằng phối hợp với các cơ quan truyền thông địa phương như Đài truyền hình Cao Bằng, Mặt trận tổ quốc tỉnh và các đơn vị cấp huyện tổ chức định kỳ.
Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cần khẩn trương cập nhật đầy đủ các quy định của nhà nước về vấn đề đảm bảo ATTP xây dựng cẩm nang. Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền đến từng người tiêu dùng và cơ sở cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm như: phát tờ rơi, in băng đĩa, pha nô, áp phích…..Tận dụng tối đa hệ thống thông tin, truyền thông sẵn có ở địa phương, xã phường, thị trấn tổ chức một cách thường xuyên, liên tục; đặc biệt đưa công tác giáo dục truyền thông về ATTP vào các dịp lễ, tết, các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội hàng năm của Tỉnh Cao Bằng, của tỉnh Cao Bằng. Phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho từng đơn vị và đoàn thể có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông cho các nhóm đối tượng đặc thù của ngành mình quản lý (trong thời gian tới kiến nghị bổ sung nhiệm vụ truyền thông về ATTP cho các mạng lưới tuyền thông phường xã, thậm chí cấp huyện, tỉnh; mỗi tuần phải có ít nhất 2 lần phát thanh, truyền hình, báo…).
- Sử dụng cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể để tuyên truyền, vận động, chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp, truyền thông theo nhóm nhỏ; tuyên truyền lưu động. Do đó công tác tuyền truyền, giáo dục hướng dẫn pháp luật về ATTP đã đến tận vùng sâu vùng xa cụ thể như sau:
+ Thông qua việc kiểm tra, xử lý lực lượng quản lý thị trường kết hợp với tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại cho 376 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
+ Thực hiện tuyên truyền lưu động qua hệ thống loa phóng thanh trên địa bàn toàn tỉnh; phát băng đĩa tuyên truyền cho các huyện, thành phố, thị xã để thực
hiện tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh các xã, phường, thị trấn, Ban quản lý các chợ; phát tờ rơi.
+ Tuyên truyền bằng hình thức chạy chữ trên chương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Lãnh đạo Chi cục tham gia đối thoại trực tiếp trên truyền hình về công tác an toàn thực phẩm.
+ Thông báo số điện thoại đường dây nóng của lực lượng QLTT trên địa bàn toàn tỉnh, số điện thoại đường dây nóng về ATTP.
+ Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
+ Chạy bảng điện tử, treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền trong các ngày lễ, tháng hành động vì an toàn thực phẩm tại trụ sở các cơ quan đơn vị.
Dự kiến đến năm 2025 sẽ tổ chức truyền thông về trách nhiệm, hành vi trong