- Thực trạng công tác giám sát, điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm:
T Nội dung Đ
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, việc rà soát cập nhật, mã hóa cơ sở dữ liệu các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng còn chưa được chú trọng và chưa có những hỗ trợ công nghệ cần thiết.
Thứ hai, việc thông tin, giáo dục và truyền thông an toàn thực phẩm của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng chưa đảm bảo nội dung, chưa có đủ phương tiện và phương pháp thông tin, giáo dục và truyền thông an toàn thực phẩm trện diện rộng để số lượng người dân tiếp cận động đảo. Công tác tuyên truyền nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu “phải thật sâu, thật rộng, thường xuyên, liên tục”, nhất là chiều sâu, điểm nhấn còn hạn chế. Một số địa phương chưa chuyển tải hết chính sách đến người dân hoặc dân chưa hiểu, phần lớn đọng lại ở cán bộ chủ trì cấp cơ sở. Việc tập huấn, hướng dẫn của Sở y tế chưa kịp thời, vẫn còn mang tính một chiều, chưa có nhiều nội dung mang tính phản biện và giải đáp những vướng mắc của cơ sở nên tác dụng chưa cao. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân còn dàn trải, hiệu quả thấp, chất lượng các tiêu chí đạt được còn ở mức tối thiểu, tính bền vững chưa cao.
Thứ ba, về đào tạo nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm: Sở Y tế tỉnh Cao Bằng chưa có kế hoạch đào tạo nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, việc nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trước nay chủ yếu bằng hình thức tuyên truyền dẫn đến không đạt hiệu quả cao.
Thứ tư, về cập nhật thông tin các hành vi vi phạm, khuyến cáo người tiêu dùng của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng: Sở y tế vẫn còn thiếu các đầu mối nhân mối cung
cấp thông tin về kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý, công tác cập nhập thông tin còn chậm trễ, chưa áp dụng công nghệ thông tin vào cập nhật thông tin các hành vi vi phạm, khuyến cáo người tiêu dùng.
Thứ năm, công tác xử lý vi phạm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng còn lúng túng, việc lập biên bản thanh tra, kiểm tra; biên bản vi phạm hành chính và Quyết định xử phạt vi phạm về ATTP chưa đảm bảo chặt chẽ. Cụ thể: Việc ghi thời gian ngày, giờ ghi tại các biên bản, quyết định xử phạt chưa hoàn toàn chuẩn xác ; Biên bản vi phạm hành chính không ghi cụ thể hành vi vi phạm được quy định tại điểm, khoản, điều, Nghị định nào; Việc ghi Biên bản lấy mẫu chưa đầy đủ thông tin theo quy định: Sản phẩm đã hoàn thiện, có nhãn đầy đủ song không ghi số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm; Quyết định xử phạt đối với cơ sở có nhiều hành vi vi phạm, song không thể hiện rõ từng hành vi vi phạm được quy định ở điểm, điều, khoản nào và xử phạt bao nhiêu tiền.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Một là, Một số văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý còn những bất cập, chồng chéo, không phù hợp mà theo báo cáo giám sát đã nêu có ít nhất 37 văn bản có mâu thuẫn không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay, tính khả thi không cao như việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng thực phẩm Điều 70 của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa phù hợp với Luật an toàn thực phẩm năm 2018 hay những vấn đề chính sách của nhà nước về an toàn thực phẩm…việc Kiểm tra về ATTP còn chồng chéo giữa nhiều bộ, ban, ngành...Các văn bản quy phạm pháp luật còn ít, các chỉ đạo còn mù mờ, mức xử phạt chưa đủ răn đe.
Hai là, Công tác chỉ đạo, triển khai ở một số cơ sở KD thực phẩm, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa quyết liệt, chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm để tạo bước đột phá. Một số sở, ngành chưa xác định rõ trách nhiệm thực hiện các tiêu chí thuộc ngành mình phụ trách, chưa sâu sát nắm bắt kết
quả thực hiện các tiêu chí ở cơ sở; công tác đỡ đầu, tài trợ kết quả chưa cao.
Ba là, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện việc Kiểm tra về ATTP đội ngũ cán bộ ở một số cơ sở còn lúng túng, thiếu chủ động trao đổi thống nhất phương án giải quyết những khó khăn vướng mắc với các ngành chuyên môn, không kịp thời xin ý kiến chỉ đạo , dẫn đến tiến độ thực hiện chậm.
Bốn là, ý thức tự chủ, tự lực, tự cường phát huy nội lực của nhân dân chưa cao; chưa xác định được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác giữ gìn ATTP, hỗ trợ quản lý nhà nước về VSATP trên địa bàn.
CHƯƠNG 3