Quan niệm về quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)

dân tộc thiểu số

1.2.1. Quan niệm về quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số sinh viên người dân tộc thiểu số

Sự ra đời của nhà nước đã dẫn đến sự xuất hiện QLNN. QLNN phụ thuộc vào chế độ lịch sử, chính trị, đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Trong toàn bộ hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội...Trong các chủ thể quản lý xã hội đó thì Nhà nước là một chủ thể đặc biệt và quản lý nhà nước có những điểm khác biệt sau:

Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước (theo nghĩa rộng) là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước được trao quyền gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

Thứ hai, đối tượng quản lý nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài quốc gia.

Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao...

Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật và các chính sách của nhà nước để quản lý xã hội.

Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [17].

Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước) trên cơ sở Hiến pháp, luật để tổ chức đời sống xã hội theo Hiến pháp và luật.

PBGDPL là một lĩnh vực trong QLNN, đang được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm bởi vai trò và ý nghĩa to lớn của PBGDPL đối với toàn xã hội.

QLNN trong lĩnh vực PBGDPL được Đảng và Nhà nước ta đã xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước và của các cấp, các ngành. Trách nhiệm của nhà nước được xác định là: xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động PBGDPL có hiệu quả, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nâng cao hiệu quả, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức và cá nhân trong hoạt động PBGDPL.

Trên cơ sở đó, có thể hiểu, QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS là hoạt động của các cơ quan QLNN (ban hành văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về PBGDPL, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong PBGDPL...) nhằm bảo đảm PBGDPL cho sinh viên người DTTS đạt được mục đích đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)