Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 40 - 44)

2.1.2.1. Đơn vị hành chính và tình hình dân số

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Việt Trì (trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh), thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao và 10 huyện miền núi (Thanh Sơn, Tân Sơn, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh); với tổng số 277 đơn vị xã, phường, thị trấn, trong đó có 218/277 xã, thị trấn miền núi, với 2.186 thôn, bản miền núi; 43 xã và 190 thôn bản được hưởng chương trình 135 (giai đoạn II) của Chính phủ.

Đến hết năm 2015, dân số tỉnh Phú Thọ là 1.370.652 người, mật độ 388 người/km2. Toàn tỉnh có 34 dân tộc đang sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số.Trong các DTTS có 4 dân tộc: Mường, Dao, Cao Lan, Mông sống tập trung thành làng bản riêng; có bản sắc văn hoá, phong tục tập quán khá đậm nét. Dân số

gần 213.000 người, chiếm 16% dân số toàn tỉnh [9].

2.1.2.2. Tình hình thực hiện các chính sách dân tộc, miền núi

Trong những năm qua, Phú Thọ đã triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào DTTS. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã phát huy hiệu quả; các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu bảo dưỡng sau đầu tư thuộc Chương trình 135 với tổng kinh phí gần 155 tỷ đồng; các dự án, chính sách hỗ trợ định canh, định cư, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013 - 2015 với số tiền 19 tỷ đồng. Hằng năm, các cấp, các ngành đều tổ chức nhiều hội nghị, đợt tuyên truyền, PBGDPL cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS; tổ chức thực hiện các mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới... Thực hiện Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế cho người nghèo, các huyện miền núi đã hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế, nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (qua các hình thức) đạt trên 75%. Đến nay, đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn, miền núi tỉnh Phú Thọ có nhiều đổi mới, nạn thiếu đói về lương thực cơ bản được giải quyết. Các hoạt động từ thiện, trợ giúp hộ nghèo, thiên tai, lũ lụt được thực hiện có hiệu quả. Các nhu cầu ăn, ở, đi lại của nhân dân được cải thiện đáng kể, số hộ nông dân có nhà kiên cố và phương tiện sinh hoạt hiện đại tăng nhanh. Toàn tỉnh có 624 người có uy tín trong đồng bào DTTS và được hưởng chế độ theo qui đỉnh. Hằng năm tỉnh cấp hơn 550.000 tờ báo, tạp chí không thu tiền phục vụ cho đồng bào DTTS miền núi…. Nhìn chung đồng bào các dân tộc đã chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; từng bước đổi mới về tư duy kinh tế, tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình; đời sống vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc và miền núi được duy trì và giữ vững.

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân

tăng 5,09%, dịch vụ tăng 4,93%. Quy mô của nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 40.400 tỷ đồng, tăng 84%; GRDP bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng, tăng 77,4% so năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng 36,5%, dịch vụ 38%, nông lâm nghiệp 25,5%. Tốc độ thu ngân sách bình quân tăng 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 19,9%/năm.

Kết quả thực hiện 03 khâu đột phá trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt được một số kết quả quan trọng. Về Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt đã tập trung huy động tốt các nguồn lực để đầu tư, xây dựng, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 69,06 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm và tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010; trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 48,6%; dân cư và tư nhân 44,6%; đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,8%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển đột phá; trong 5 năm đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp gần 1000 km quốc lộ, tỉnh và huyện lộ; hoàn thành 7 cầu lớn; hạ tầng đô thị, nông nghiệp, nông thôn, thông tin truyền thông được tăng cường đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều công trình quy mô lớn; cơ bản hoàn thành hạ tầng Khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp; tích cực hoàn thiện, nâng cao tiêu chí đô thị loại I của thành phố Việt Trì, xây dựng thị xã Phú Thọ để trở thành Thành phố; tập trung đầu tư xây dựng các công trình thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, Công viên Văn Lang, Trường Đại học Hùng Vương, các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, trường lớp học... Về khâu đột phá "đào tạo nguồn nhân lực" đạt được kết quả khá tích cực. Các cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghề trên địa bàn được củng cố, nâng cấp và xây mới; tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 85,6% (bình quân vùng Tây Bắc là 73%); mở rộng cơ cấu ngành, nghề đào tạo, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập; kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề tăng 64,3%, quy mô đào tạo tăng 35,5%; tổng số nhân lực đào tạo mới đạt 179,2 nghìn người (bình quân 35,84 nghìn người/năm). Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 55% (bình quân vùng Tây Bắc là 45%). Về "hoạt động du lịch" có bước

phát triển; kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư; tổng nguồn vốn huy động phát triển du lịch tăng 3,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, đưa vào khai thác một số dự án du lịch thế mạnh tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và các sản phẩm du lịch đặc trưng, nhất là du lịch văn hóa tâm linh gắn với hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đưa vào khai thác, bước đầu phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chậm. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhỏ lẻ, chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp (đạt 48,3% so với chỉ tiêu). Chưa cân đối được thu, chi ngân sách (thu ngân sách mới đáp ứng được 32,4% tổng chi và 62% chi thường xuyên). Quản lý tài nguyên khoáng sản hiệu quả chưa cao; việc thu gom, xử lý rác thải chậm được cải thiện (đạt 50,6% so chỉ tiêu). Kết nối giữa các tua, tuyến du lịch còn hạn chế.

Về lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; hệ thống y tế các tuyến được củng cố, phát triển và tăng cường đầu tư hiện đại cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc; xây dựng và bảo vệ thành công hai di sản văn hoá phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận và vinh danh, tạo sự lan toả của không gian văn hoá vùng Đất Tổ. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" phát triển sâu rộng; đảm bảo 100% khu dân cư có nhà văn hoá; nhiều công trình văn hóa, thể thao hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Hằng năm giải quyết việc làm cho 22,16 nghìn lao động, xuất khẩu lao động 2,5 nghìn người; quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, chính sách đối với người có công; thu nhập và chất lượng cuộc sống của Nhân dân từng bước được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,89% (bình quân toàn vùng Tây Bắc là 15,5%), giảm 12,43% so với năm 2010, thoát nghèo bình quân 8,6 nghìn hộ/năm; đã hỗ trợ trên 15 nghìn hộ nghèo, người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao còn thiếu; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng gia tăng. Chất lượng giáo dục đào tạo còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, miền, loại hình. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc hiệu quả chưa cao. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, nhất là vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 40 - 44)