Kiện toàn tổ chức và củng cố nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 80 - 87)

Tiểu kết chương

3.3.2. Kiện toàn tổ chức và củng cố nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

3.3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác PBGDPL cho nhân dân nói chung và cho sinh viên người DTTS nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định đảm bảo cho công tác PBGDPL đạt hiệu quả thiết thực. Vì vậy, cần phải tiếp tục thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”; thống nhất quan điểm “tuyên truyền, PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”; phải nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức về vị trí, vai trò của công tác PBGDPL, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, gắn liền với việc tổ chức thực hiện pháp luật... nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Công tác tuyên truyền, PBGDPL cho sinh viên người DTTS là một mặt hoạt động lãnh đạo, một nội dung công tác của Đảng, trong đó thể hiện vai trò quyết định của các cấp ủy, tổ chức đảng, người đúng đầu các cơ quan, đơn vị và vai trò của cấp ủy viên phụ trách công tác PBGDPL trong chỉ đạo, theo dõi, bám sát tình hình, nhiệm vụ để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả; đưa công tác PBGDPL vào nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy, chương trình, kế hoạch công tác cơ quan và các tổ chức quần chúng. Trên thực tế, muốn đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống thì tất yếu các cấp ủy phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với các cấp chính quyền sớm thể chế hoá chủ trương

tác PBGDPL đòi hỏi các cấp chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải luôn nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn và căn cứ vào đặc thù của địa phương, đơn vị để dự báo tình hình, kịp thời đề ra các giải pháp triển khai thực hiện phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt là các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học cần nghiên cứu, nắm vững pháp luật, tình hình chấp hành pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật và triển khai thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch công PBGDPL đúng tiến độ, linh hoạt, sinh động; đồng thời tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi để triển khai có hiệu quả và kiên quyết xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng phải đồng thời xác định vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, người đứng đầu các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của công tác PBGDPL là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho hoạt động này đạt hiệu quả. Từ nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác PBGDPL, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác PBGDPL; xây dựng các Nghị quyết lãnh đạo của tổ chức đảng để quyết tâm đưa công tác PBGDPL vào cuộc sống; các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của để hiện thực hóa quan điểm bằng các hành động cụ thể, đầu tư đúng mức về trí tuệ, nhân lực, vật lực, thời gian và các điều kiện bảo đảm khác cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ và sự tham gia trách nhiệm của các cấp chính quyền.... là điều kiện thuận lợi giúp triển khai hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn. Với thẩm quyền theo quy định của pháp luật, các cấp uỷ, chính quyền tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, phát huy tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, tạo sự đồng thuận cao về thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh; ban hành những cơ chế, chính sách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS nâng cao chất lượng công tác,

sáng tạo, linh hoạt trong điều kiện cụ thể của tỉnh trung du miền núi với đặc thù riêng, có nhiều dân tộc anh em, nhiều tôn giáo..., góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.3.2.2. Tăng cường hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS không thể thiếu sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương; sự phối hợp, tham gia của sở ban ngành ở tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở các cấp, nhất là việc hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo thực hiện các nội dung, phương thức công tác một cách khoa học, hiệu quả nhất... Để có phương pháp triển khai công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS toàn diện, hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tập trung chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, các cơ sở giáo dục liên quan trong công tác tuyên truyền PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, sinh viên người DTTS.

Trong hoạt động phối hợp PBGDPL cho sinh viên người DTTS của các trường đại học, cao đẳng cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của các Trường, đề cao trách nhiệm của cấp ủy, Ban Giám hiệu và các đoàn thể, tổ, bộ phận PBGDPL trong nhà trường, đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong công tác tuyên truyền PBGDPL cho sinh viên người DTTS, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS. Trong đó cần tập trung phối hợp một số nội dung sau:

- Tiếp tục phối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn như: học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng” và các cuộc vận động khác thu hút sự tham gia của sinh viên người DTTS. Phối hợp xây dựng các chỉ tiêu thi đua cụ thể trong công tác PBGDPL, lấy kết quả kiểm tra nhận thức pháp luật là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả phong trào thi đua và phân loại đảng viên, đoàn viên, sinh viên hàng năm.

- Phối hợp và phát huy vai trò của Hội luật gia, các tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên, đội Thanh niên tình nguyện, xung kích... để thực hiện các chương trình PBGDPL cho sinh viên người DTTS, gắn với các chương trình giáo dục lý luận chính trị, nghiệp vụ đoàn thể chính trị - xã hội... Đặc biệt, phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thanh niên trong công tác tuyên truyền, PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Với những lợi thế, thế mạnh tập hợp đoàn kết những người tuổi trẻ, nhiều nhiều huyết và hoài bão lớn, tổ chức đoàn và hội liên hiệp thanh niên cần xây dựng chương trình hành động cụ thể trong công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, gắn với nội dung kế hoạch giáo dục chính trị, pháp luật, trong đó tổ chức các hoạt động như: diễn đàn thành niên, tọa đàm, trao đổi, hội thi, lồng ghép trong các hoạt động khác để tuyên truyền PBGDPL cho sinh viên người DTTS.

- Phối hợp với ngành Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng với vai trò đầu mối tham mưu, tư vấn trong công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh để nhanh chóng tiếp cận thông tin định hướng tuyên truyền, đồng thời tư vấn đối với Ban Giám hiệu các Trường giải quyết những nhiệm vụ phát sinh đột xuất, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật và triển khai Ngày pháp luật. Tiếp tục xây dựng và phát huy các mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, cơ sở giáo dục trong triển khai các hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS, đảm bảo tính thực chất, hiệu quả.

- Tăng cường phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền nơi các trường đại học, cao đẳng đặt trụ sở để thường xuyên trao đổi thông tin mới về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với sinh viên người DTTS; phối hợp phát động các phong trào thi đua yêu nước, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tệ nạn xã hội ở cơ sở cần sự phối hợp, tham gia đông đảo của lực lượng sinh viên người DTTS.

- Nâng cao khả năng hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức làm công tác tuyên truyền PBGDPL với các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh để tạo thành mạng lưới thông tin pháp luật, cung cấp thông tin pháp luật đầy đủ, thống nhất và

PBGDPL cho sinh viên người DTTS, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của sinh viên người DTTS các trường cao đẳng, đại học mọi lúc mọi nơi thường xuyên, liên tục, để tạo thói quen ứng xử xã hội bằng pháp luật trong mọi quan hệ của đời sống xã hội.

3.3.2.3. Chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

PBGDPL là hoạt động vì con người và do con người thực hiện, do đó việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ những người trực tiếp PBGDPL cho sinh viên người DTTS là khâu then chốt, tạo ra bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Sinh thời Bác Hồ đã nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu". Như vậy, trong công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, đội ngũ cán bộ có vai trò quyết định đến kết quả thực hiện công việc PBGDPL cho sinh viên người DTTS; do đó quan tâm củng cố, kiện toàn và đảm bảo tính chuyên nghiệp, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL là yêu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Cán bộ làm công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS phải được lựa chọn kỹ cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật, khả năng truyền đạt, ý thức tổ chức kỷ luật và có sức cảm hóa, thu phục người nghe. Để làm được điều đó, cần tập trung vào các biện pháp cụ thể sau:

- Xây dựng đội ngũ đảm bảo các tiêu chuẩn chung của của người báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Với đặc thù đối tượng được PBGDPL là sinh viên người DTTS… đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác PBGDPL và đội ngũ giáo viên pháp luật mạnh cả về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đáp ứng các tiêu chí chung như: có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội và những tiêu chí cụ thể như: am hiểu tập quán, văn hóa,

phương pháp PBGDPL hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Do vậy, phải thường xuyên rà soát, phân loại, đánh giá, củng cố đội ngũ làm công tác PBGDPL trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu xây dựng những tiêu chí riêng đối với nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, đảm bảo có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ PBGDPL.

- Quan tâm chỉ đạo biên soạn, phát hành các tài liệu nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp PBGDPL cho sinh viên người DTTS dưới các hình thức phù hợp, dễ hiểu để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thích hợp. Xây dựng cơ chế phối hợp đảm bảo nguồn tài liệu nghiệp vụ PBGDPL phong phú, đa dạng và phù hợp với môi trường sư phạm để mở rộng, thu hút các nguồn nhân lực xã hội cùng tham gia.

- Chú trọng việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cho sinh viên người DTTS. Trên cơ sở vững chắc về kiến thức, hiểu biết sâu sắc về pháp luật kết hợp với kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đối thoại, kinh nghiệm truyền đạt thông tin, kỹ năng giải quyết các tình huống pháp lý một cách sinh động, phong phú và phương pháp sư phạm (như cách viết, soạn bài lên lớp, cách thuyết phục người khác, phương pháp thuyết trình trước đông người sao cho hấp dẫn, sinh động... ) để những người khác có thể nắm bắt, tiếp thu. Ngược lại, nếu thiếu phương pháp, các kỹ năng cần thiết là nguyên nhân khiến nhiều báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật lúng túng, bị động, khô khan trong quá trình truyền đạt thông tin, kiến thức pháp luật cho sinh viên người DTTS.

- Phát huy tính nhiệt tình, tâm huyết, chủ động của mỗi báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Trong quá trình hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, nhiệt tình, tâm huyết với giáo dục pháp luật cho sinh viên người DTTS. Ngoài việc tham dự các khóa đào tạo, các lớp tập huấn chuyên

viên, tuyên truyền viên pháp luật cần thường xuyên tự cập nhật thông tin, kiến thức về các văn bản pháp luật mới để PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Hiện nay vẫn còn tình trạng một bộ phận báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa thường xuyên dành thời gian để nghe, đọc, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, văn bản QPPL mới được ban hành và hiểu nội dung chưa sâu sắc dẫn đến việc lúng túng khi giải đáp những câu hỏi tình huống pháp luật do sinh viên người DTTS đặt ra.

- Tiếp tục nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tổ chức tại các tỉnh; quan tâm mời những giảng viên, chuyên gia pháp luật có uy tín, có học hàm, học vị, giỏi về chuyên môn và tinh thông kỹ năng nghiệp vụ sư phạm từ các trường đại học, viện nghiên cứu pháp luật có uy tín trực tiếp lên lớp, truyền đạt nội dung các chuyên đề pháp luật nhằm nâng cao chất lượng tập huấn, bồi dưỡng pháp luật. Đồng thời lựa chọn, cử cán bộ chuyên trách công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS đi học các lớp đào tạo ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật có uy tín nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phục vụ lâu dài trong lĩnh vực PBGDPL của địa phương. Chú trọng kiện toàn đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật trong các trường cáo đẳng, đại học. Tăng cường đầu tư nguồn lực bổ sung liệu, hỗ trợ phương tiện giảng dạy cho giáo viên để có thể kết hợp giảng dạy pháp luật trong chương trình chính khoá với việc PBGDPL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)