Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 94 - 100)

Tiểu kết chương

3.3.5.Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát công tác thực hiện PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức Đảng, công tác kiểm tra của người đứng đầu cơ quan chức năng đối với hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Định kỳ, hàng năm cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; đồng thời thường xuyên giám sát các nội dung và hình thức triển khai để kịp thời phát hiện, uốn nắn, nhắc nhở. Xác định công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS là một trong những tiêu chí quan trọng để xếp loại thi đua hàng năm của cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Nội dung công tác kiểm tra, giám sát cần đi sâu đánh giá hiệu quả PBGDPL cho sinh viên người DTTS đi sâu vào đời sống, hoạt động của sinh viên người DTTS để nghiên cứu, đánh giá chính xác, chỉ ra cho được những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt trong công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; đặc biệt tìm ra được những biện pháp, giải pháp để có được những kết quả, thành tích đó, từ đó có

biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời, khuyến khích các sáng kiến và lòng hăng hái trong công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Trong kiểm tra cũng phải chỉ ra cho được những đơn vị, cá nhân chưa làm tốt, tìm ra nguyên nhân, những khó khăn, trở ngại trong công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS của đơn vị, làm rõ trách nhiệm trong những hạn chế, yếu kém thuộc về cấp ủy đảng? hay trách nhiệm của người đứng đầu?, trách nhiệm của cơ quan chức năng trong triển khai, hướng dẫn thực hiện?, từ đó rút kinh nghiệm, phê bình, kiểm điểm nghiêm túc và có những hình thức xử lý phù hợp.

Để đảm bảo hiệu lực QLNN trên các lĩnh vực, các cấp, các ngành, cơ quan nhà nước cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật để củng cố sâu sắc các nội dung pháp luật đã được tuyên truyền, tạo niềm tin vào pháp luật trong sinh viên người DTTS. Chú trọng việc biên soạn các tài liệu thông tin về các vụ việc vi phạm pháp luật đã xảy ra trên địa bàn được dư luận xã hội quan tâm, quá trình và kết quả xử lý, việc vận dụng pháp luật trong quá trình xử lý nhằm giúp cán bộ và sinh viên người DTTS hiểu biết sâu sắc hơn về pháp luật.

Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá công tác tuyên truyền PBGDPL cho sinh viên người DTTS từng giai đoạn để rút kinh nghiệm, đồng thời có những phương án, chương trình phù hợp trong việc đầu tư phát triển bền vững. Quan tâm xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình trong công tác thực hiện PBGDPL cho sinh viên người DTTS và kịp thời động viên, khen thưởng những biện pháp, mô hình PBGDPL cho sinh viên người DTTS đạt hiệu quả. Tiếp tục nhân rộng một số mô hình câu lạc bộ pháp luật đã phát huy hiệu quả, nhất là các mô hình, điển hình có sự tham gia của đông đảo sinh viên, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng... Hàng năm, tổ chức khen thưởng, biểu dương những mô hình, điển hình; đồng thời tuyên truyền, nhân rộng những tấm gương cán bộ, công chức cần mẫn, sáng tạo, linh hoạt, không ngại khó khăn... trong hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Đồng thời cũng phải phê phán, lên án và có biện pháp xử lý đối với hành vi lợi dụng chủ

trương, biện pháp PBGDPL cho sinh viên người DTTS để tuyên truyền chống phá đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết dân tộc.

Tiểu kết chương 3

Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên người DTTS. Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú Thọ đã có những bước tập trung đầu tư để triển khai có hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên phạm vi toàn tỉnh.

Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS có lúc vẫn còn mang tính thời sự, nặng về phong trào; việc phổ biến hiện nay mới chỉ tập trung vào các luật và pháp lệnh, chưa thực sự chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành; Lực lượng thực hiện công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, đặc biệt là ở cơ sở còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế và chưa đồng đều. Bên cạnh đó, công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTScòn gặp nhiều khó khăn do những hạn chế của hệ thống pháp luật như : Các văn bản pháp luật còn thiếu cụ thể, rõ ràng, còn có sự trùng lặp, chồng chéo thậm chí mâu thuẫn nhau; tính ổn định của hệ thống pháp luật chưa cao. Mặt khác, tình trạng văn bản của nhà nước cấp trên đã ban hành nhưng vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp dưới vẫn còn, làm cho pháp luật không đi ngay vào cuộc sống, đồng thời làm cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS chậm trễ, khó triển khai. Kinh phí phục vụ cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả đề ra các giải pháp để đẩy mạnh hơn công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý của QLNN

+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công PBGDPL.

- Tăng cường công tác PBGDPL trong các nhà trường

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các đoàn thể nhân dân trong công tác PBGDPL.

- Đổi mới phương pháp, hình thức PBGDPL.

- Kiểm tra thường xuyên cũng như định kỳ công tác PBGDPL của các đơn vị, phường, trường học và các cơ sở giáo dục.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động PBGDPL. Những giải pháp trên được đưa ra trên cơ sở lý luận và thực tế về công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay. Để những giải pháp được hiện thực hóa trong thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN về PBGDPL thì nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, muốn vậy cần có sự quan tâm chỉ đạo, tham gia thực hiện của các cấp các ngành có liên quan từ tỉnh cho đến cơ sở.

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vấn đề PBGDPL có vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng. Pháp luật là công cụ chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội, là phương tiện cho mỗi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, việc xây dựng được một hệ thống pháp luật đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội là việc khó, nhưng đảm bảo cho pháp luật đi vào cuộc sống để phát huy hiệu lực còn khó khăn, gian khổ nhiều hơn.

Công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS nhằm làm cho sinh viên người DTTS hiểu rõ, đúng tinh thần pháp luật và nội dung pháp luật là một trách nhiệm hết sức quan trọng của Đảng và nhà nước ta. Công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS những năm qua ngày càng được coi trọng hơn bao giờ hết và nó trở thành một nhiệm vụ cấp bách và trách nhiệm này không chỉ riêng một cá nhân, tổ chức nào mà trở thành nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, làm cho sinh viên người DTTS ý thức được “Sống và làm việc theo pháp luật”.

Để thực hiện có hiệu quả công tác này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trước hết phải có sự quan tâm của lãnh đạo các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ sâu sát của chính quyền các cấp, sự phấn đấu nỗ lực của tất cả các ban, ngành, đoàn thể và sự tự giác chấp hành pháp luật của mỗi sinh viên người DTTS. Điều quan trọng nữa là phải có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về bản chất của pháp luật, vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời phải thấy được khó khăn, thuận lợi của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -xã hội trên địa bàn có những tác động, ảnh hưởng đến công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS như thế nào. Phải thấy được thực trạng của công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, tìm ra được nguyên nhân của thực trạng ấy để phát huy những mặt mạnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, từ đó đề ra được những giải pháp

Tóm lại, ý thức tuân thủ pháp luật, trở thành nếp sống bình thường của mỗi sinh viên người DTTS, mỗi tổ chức và toàn thể xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật không thể tách rời nó với việc đẩy mạnh công tác PBGDPL cho mọi tầng lớp nhân dân, từ cán bộ, đảng viên công chức nhà nước đến mọi thế hệ sinh viên đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác PBGDPL và thực hiện tốt “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Đây là nhiệm vụ cấp bách của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay .

Để hiện thực hóa những giải pháp mà luận văn đã trình bày rất cần sự quan tâm, đầu tư, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan có liên quan. Có như thế mới đồng bộ hóa từ tỉnh đến cơ sở công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 94 - 100)