dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.2.3.1. Tổ chức thực hiện của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
- Công tác chỉ đạo triển khai: Hàng năm, HĐPH PBGDPL tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn; đồng thời hướng dẫn chỉ đạo lựa chọn nội dung, hình thức PBGDPL phù hợp gắn với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận và các quy định pháp luật mới ban hành. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện "Ngày Pháp luật" bảo đảm hiệu quả, thiết thực và hướng dẫn triển khai tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và phối hợp triển khai PBGDPL cho các đối tượng đặc thù như sinh viên người DTTS; tăng cường cơ chế phối hợp và xây dựng Chương trình phối hợp về PBGDPL cho sinh viên người DTTS giữa các cơ quan liên quan. Biên soạn, in và phát hành tài liệu tuyên truyền, PBGDPL và chỉ đạo, hướng dẫn tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
Đặc biệt, từ năm 2014 đến nay, HĐPH PBGDPL tỉnh đã tập trung chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp 2013, các văn bản luật được Quốc hội khóa XIII thông qua, văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật; các luật khác liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân, sinh viên… gắn với các sự kiện chính trị, pháp lý của đất nước như: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân... Căn cứ Kế hoạch của HĐPH PBGDPL, các Sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục tập trung vào những nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với địa bàn, đối tượng sinh viên người DTTS, tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh… Trong đó các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh đã triển khai tích cực.
- Cơ quan thường trực của HĐPH PBGDPL: Thường xuyên chỉ đạo giao Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên cung cấp thông tin pháp luật để đăng tải trên các phương tiện thông tin, tuyên truyền của tỉnh (Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh- truyền hình tỉnh); tổ chức các lớp tập huấn, cung cấp tài liệu thường xuyên đến các cơ sở giáo dục và đội ngũ tuyên truyền viên; đẩy mạnh tuyên truyền, PBGDPL trên mạng công nghệ thông tin nhằm cung cấp thông tin pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và các quy định pháp luật chuyên ngành cho đội ngũ làm công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên, hoà giải viên thông qua báo (hình, nói, viết) và các tờ tin.
Hằng năm, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở tư pháp phát hành Bản tin Tư pháp. Từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp đã phát hành 24 số Bản tin Tư pháp, với 30.000 cuốn; hơn 2.000 băng cassette tuyên truyền giới thiệu phổ biến nội dung, ý nghĩa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các luật và văn bản pháp luật của Quốc hội và Chính phủ ban hành. Điển hình như các hoạt động tuyên truyền về Hiến pháp, các Bộ luật về hình sự, dân sự và các văn bản Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục… Thường xuyên in sao đề cương giới thiệu các Bộ luật, Luật và Pháp lệnh do Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua và nhiều loại ấn
viên… để tuyên truyền pháp luật rộng rãi cho các đối tượng, trong đó có sinh viên người DTTS trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn.
-HĐPH PBGDPL chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học: Với trách nhiệm làm Phó Chủ tịch HĐPH PBGDPL tỉnh - phụ trách công tác PBGDPL trong trường học, đồng chí Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu về giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Các cơ sở giáo dục đào tạo đã xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật bảo đảm phù hợp với điều kiện đặc thù từng cấp học và trình độ đào tạo, đối tượng học sinh, sinh viên; trong đó chú trọng nội dung trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật như các môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo. Về hình thức giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục được lồng ghép trong các hoạt động cụ thể, tăng cường các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.
2.2.3.2. Tổ chức thực hiện của các cơ sở giáo dục đại học
Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường đại học, cao đẳng đã quán triệt triển khai thực hiện tương đối hiệu quả Đề án tăng cường chất lượng công tác PBGDPL trong trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính Phủ, các chỉ thị, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17/8/2007) về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục và các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ... về thực hiện PBGDPL trong trường học. Trong những năm qua, các trường Cao đẳng, đại học như: Trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, Trường Cao đẳng nghề công nghệ và Nông - Lâm Phú Thọ, trường Cao đẳng Dược, trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng, trường Cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ, trường Cao đẳng nghề cơ điện Phú Thọ đã chú trọng gắn nội dung pháp luật vào công tác giảng dạy, đảm bảo số tiết học pháp luật của mỗi khóa
học; đồng thời phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên người DTTS; thường xuyên phối hợp tổ chức nhiều hoạt động như tổ chức Hội thảo, Tọa đàm... về các chủ đề liên quan đến pháp luật cũng như chế độ, chính sách đối với sinh viên người DTTS nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL trong sinh viên người DTTS. Hàng năm, tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân” cho sinh viên mới nhập trường, trong đó chú trọng đến quyền, nghĩa vụ của sinh viên người DTTS. Phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương quản lý việc tạm trú tại nơi ở trọ của sinh viên đặc biệt là đối với sinh viên người DTTS.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tăng cường và nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đã thực hiện việc giảng dạy các nội dung về pháp luật (cả pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành) theo đúng qui định Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các chương trình pháp luật dành riêng cho các trường dạy nghề do Bộ Tư pháp phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng. Trong quá trình giảng dạy, các trường đã thường xuyên rà soát, chỉnh lý, bổ sung cập nhật các nội dung pháp luật theo quy định pháp luật mới ban hành để hoàn thiện chương trình môn học, các bộ giáo trình, sách giáo khoa môn học pháp luật; đồng thời tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy pháp luật và bổ sung các tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập môn pháp luật để sinh viên dễ tiếp cận và hứng thú với việc học tập môn pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người học, hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong sinh viên, nhất là sinh viên người DTTS.
Công tác phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng với các ngành chức năng của tỉnh được tăng cường hơn; hầu hết các trường đã quan tâm xây dựng các quy chế phối hợp, trong đó có nội dung trao đổi thông tin, tuyên truyền, phổ biến cho sinh viên những qui định pháp luật liên quan. Điển hình về hiệu quả công tác phối
Đại học Hùng Vương phối hợp triển khai mô hình “Trường học an toàn về ANTT”, qua đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL, tạo sự chuyển biến và khí thế thi đua sôi nổi trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường học đường an toàn về ANTT. Kết quả sơ kết 1 năm được Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: công tác tuyên truyền, PBGDPL về ANTT đã góp phần tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, hành động của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường trong giữ gìn ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, nâng cao ý thức cảnh giác cho sinh viên người DTTS đối với âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, không để sinh viên người DTTS bị lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật và đã cung cấp cho lực lượng công an các cấp hàng nghìn tin liên quan đến ANTT, giúp lực lượng công an giải quyết dứt điểm 12 vụ việc về ANTT, xử lý 15 trường hợp sinh viên vi phạm pháp luật, góp phần phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp, nổi cộm về ANTT trên địa bàn.
2.2.3.3. Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- PBGDPL thông qua các hội nghị, tập huấn là hình thức phổ biến pháp luật chủ yếu và hiệu quả nhất. Thông qua các hội nghị của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các kỳ giao ban hành chính của tỉnh với các ngành, cấp huyện, các trường cao đẳng, đại học để triển khai lồng ghép việc PBGDPL bằng cách giao cho báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh phổ biến những nội dung cơ bản của các văn bản luật… Trên cơ sở đó, các Trường đã tổ chức hội nghị quán triệt sâu rộng trong cán bộ, giảng viên và sinh viên, nhất là những sinh viên người DTTS mới nhập trường.
- Biên soạn và phát hành tài liệu pháp luật cho các đối tượng: Hàng năm, các ban ngành, đoàn thể ở tỉnh (Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Liên đoàn Lao động, Tỉnh hội phụ nữ, Tỉnh đoàn Thanh niên…) đã biên tập, in ấn phát hành tờ tin, nhân bản các tài liệu để tuyên truyền, như: các nội dung về phòng chống tội phạm (Công an tỉnh), phòng chống HIV/AIDS (Sở Y tế), các vấn đề về ma tuý và cai nghiện ma tuý (Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội); đồng thời tóm tắt hướng dẫn về thực hiện các văn bản QPPL theo chuyên ngành để mọi đối tượng dễ hiểu, dễ thực hiện. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp, Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Giáo dục- Đào tạo, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh… đã phối hợp biên soạn, in ấn và phát hành trên 100.000 tờ gấp tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng, các thông tin pháp luật khác… để sinh viên nói chung, sinh viên người DTTS nói riêng dễ tiếp cận, hiểu và thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng: Những năm qua, Báo Phú Thọ, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh và hệ thống đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, cấp xã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật. Việc ra đời Báo Phú Thọ điện tử đã tạo bước đột phá mới để cập nhật thông tin, phổ biến, tuyên truỳên pháp luật đến mọi người dân, trong đó có sinh viên là người dân tộc thiểu số. Hiện nay, Báo Phú Thọ thường xuyên có các chuyên mục trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật (pháp luật và đời sống, an ninh Đất Tổ, Quốc phòng Đất Tổ, Rừng với cuộc sống, an ninh trật tự tuần qua…) là một trong những hình thức, công cụ phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu được phát hành đến chi bộ, khu dân cư, cơ quan và trường học.
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh là loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao. Với các trang thiết bị hiện đại, tần suất phát sóng cao đã truyền tải thôn tin pháp luật đến được với cán bộ, nhân dân và đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Hiện tại, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thường xuyên thực hiện gần 30 chuyên mục phổ biến các chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của cán bộ, công chức, và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT (năm 1999) về tăng cường công tác PBGDPL cho cán bộ, nhân dân vùng sâu, vùng xa… Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ đã thực hiện việc phát thanh bằng ngôn ngữ của một số đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc và sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh. Hệ
Trung ương và Đài của tỉnh để tuyên truyền, phổ biến, phản ánh kết quả thực hiện pháp luật trên địa bàn và phổ biến những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, địa phương để cán bộ, nhân dân biết, thực hiện. Với thời gian phát sóng hợp lý, các đài truyền thanh đã phát huy được thế mạnh trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nhiều đài đã phối hợp tốt với các ban, ngành cùng cấp để xây dựng nội dung các chương trình phục vụ tuyên truyền pháp luật, xây dựng chuyên mục pháp luật và đời sống trên cả sóng phát thanh, với hình thức phong phú, nội dung thiết thực, phù hợp với mặt bằng dân trí, được cán bộ, nhân dân đồng tình.
- Thi tìm hiểu pháp luật: Đây là loại hình PBGDPL đòi hỏi phải có sự đầu tư khá cao, công phu. Trong nhiều năm qua, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức thành công nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật và tham gia vòng thi toàn quốc. Tất cả các cuộc thi do Trung ương phát động, Phú Thọ đều tham gia, hưởng ứng với tinh thần trách nhiệm cao. Trong đó có nhiều cuộc thi thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh, sinh viên tham gia, nhất là các cuộc thi có ý nghĩa chính trị sâu sắc, tính giáo dục truyền thống cao như: thi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, thi tìm hiểu về Đảng, thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi; các cuộc thi thi tìm hiểu pháp luật về giao thông… Trong 5 năm qua, có trên 500.000 lượt bài thi của sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh tham gia. Đặc biệt, năm 2015 triển khai Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”; toàn tỉnh có trên 45.000 bài dự thi, trong đó có trên 5.000 sinh viên viết bài tham gia dự thi và nhiều bài dự thi được đầu tư công phu, trình bày hình thức đẹp và nội dung sâu sắc, toàn diện, sáng tạo, những kiến giải hay đã được các các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh giới thiệu, đăng tải để mọi người cùng tham khảo.
- Tuyên truyền pháp luật thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật: Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số Câu lạc bộ pháp luật thu hút nhiều thanh niên là sinh viên tham gia như: Câu lạc bộ Thanh niên phòng chống tội phạm (Tiên Cát - Việt Trì) do ngành Tư pháp chỉ đạo điểm; Đoàn thanh niên với CLB phòng chống tệ nạn xã hội, các mô hình như: Quán cà phê thanh niên; Đội thanh niên tình nguyện thắp
giao thông”… Hội phụ nữ với mô hình tổ phụ nữ bốn không, tổ phụ nữ vận động